NHỮNG MẨU CHUYỆN THẦN THOẠI
MỞ ĐẦU CHO NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

 

 

BẤT CỨ DÂN TỘC NÀO TRÊN HÀNH TINH NÀY CŨNG ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ SỰ CHIẾN ĐẤU V̀ NHU CẦU CHO SỰ SỐNG. DO ĐÓ MỚI PHÁT SINH RA SỰ CHỐNG TRẢ TRƯỚC NHỮNG HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN MÀ CON NGƯỜI LÚC BẤY GIỜ CHƯA LƯ GIẢI ĐƯỢC.

 

Những người tiền sử không tránh khỏi những nỗi ưu tư cho mạng sống của ḿnh trước các hiện tượng từ những cánh rừng âm u, đến những ngọn núi cao chọc trời, với biển rộng mênh mông, sóng cả luôn luôn gào thét… Đó là chưa nói đến những hiện tượng của sấm sét, giông băo… đối với người tiền sử xem đó là những vị thần linh có đầy đủ thẩm quyền sinh sát muôn loài muôn vật ở cơi trần gian này!

 

Lúc bây giờ tri thức của con người c̣n hạn hẹp, không thể nào hiểu nổi những hiện tượng thiên nhiên nên đă làm cho họ phải khiếp đảm…Họ suy diễn bằng trí tưởng tượng của ḿnh trước những cái khác thường và cảm thấy mạng sống của ḿnh không được an toàn, lúc nào cũng bị những nỗi khốn nguy tác hại!

 

Lă thị Xuân Thu có đoạn nói về “thời vua Viêm đế”, gió đă nhiều mà dương khí lại quá thịnh do đó mà vạn vật tan tác, đă vậy hoa quả lại không đậu”. Nhận thấy như vậy có một người tên là Sĩ Đạt mới chế ra đàn sắt năm dây, mục đích là cho phục hổi âm khí,ổn định quần sinh”. Tự ngàn xưa, buổi đầu họ Âm Khang, bởi âm khí ngưng đọng nhiều, tích tụ lại làm cho nước không lưu thông, tắc nghẽn dân khí th́ u uất tŕ trệ, gân cốt th́ co cứng lại, v́ vậy mà phải nhảy múa cho thông (khí huyết). Phàm bày ra một việc ǵ đều phải có cái lư do của nó. Như phát minh thiết cầm là để điều ḥa khí hậu, làm cho thay đổi sự tắc nghẽn, tan tác, khơi thông âm khí, bay biến hóa tích tụ, đánh tan u uất…

 

Con người thời đại cổ sơ phong phú về chuyện thần linh, xuất xứ từ xă hội thị tộc. Chuyện thần thoại cũng như ca dao đều không minh xác được tác giả, nó chỉ được truyền khẩu từ người này sang người khác, thời đại này qua thời đại khác…Ví như các câu chuyện bên dưới đây của Trung Hoa, mà Việt Nam ta cũng có nhiều điểm tương đồng…

 

BÀ NỮ OA ĐỘI ĐÁ VÁ TRỜI

“Ngày xưa, xưa lắm…thuở trời đất c̣n trong ṿng hỗn man, bốn phương nghiêng ngửa, chín châu nứt nẻ đất đai, trời không đủ che, đất không đủ đỡ. Phần th́ hỏa diệm sơn rực lửa phun lên, dập măi không tắt, gió thổi không ngừng, nước th́ tràn lan cùng khắp, ngăn không được,dừng lại không xong…Cái th́ thú dữ ăn thịt dân lành, ác điểu th́ tha đi người già yếu… Nhận thấy nhân loại bị lầm than đau khổ, bà Nữ Oa mới luyện đá ngũ sắc đặng vá trời xanh. Bà bắt rùa chặt chân làm thành bốn trụ trấn đóng bốn phương. Chưa đủ bà c̣n dùng cả hắc long cứu miền Kư Châu, dang tay hốt gió tích tụ vào cḥm lau để ngăn chặn nước ngập…Kết quả, ruột trời xanh kia được vá lành, tứ phương ngày nào nghiêng ngửa nay đă được bốn chân rùa làm cho thanh b́nh an lạc. Cuối cùng đất Kư Châu thanh b́nh yên ổn, trùng độc thảy đều bị diệt không c̣n nạn bách hại dân lành nữa…”

 

Có thể nói những sự kiện nêu ra bên trên là một bức tranh vẽ lên h́nh ảnh đủ mọi t́nh huống, từ hỗn loạn chất chồng bao nỗi khổ đau đến cảnh bốn phương thanh b́nh an lạc. Đây là bức tranh nói lên sự khởi đầu của nền văn hóa Trung Hoa, và chính nền văn hóa của đất nước Việt Nam tuy h́nh ảnh và câu chuyện có khác, song về nội dung th́ cả hai dân tộc đều có cùng một ư tưởng như nhau, không ngoài nói lên cái khí phách hào hùng của một nữ lưu chận được lửa đỏ, vá được ruột trời, ngăn được nước lũ tràn dâng…đánh đuổi được quân thù ra khỏi cơi bờ đất nước…

 

Con người thời tiền sử đă phải trải qua bao nhiêu điều hăi hùng, đau khổ…Họ phải vừa chống lại các loài ác thú,vừa cố vươn lên để chống lại mọi khắc bạc của thiên nhiên. Óc tưởng tượng của người cổ đại không phải đơn giản. Họ phong phú hóa trong những câu chuyện tưởng tượng mà họ nghĩ rằng đó là sự thật. Họ coi ông Mặt Trời là Đấng Tối Cao của nhân loại. Họ t́m nơi yên nghỉ cho ông Mặt Trời và đặt tên là hang Dương Cốc. Hang Dương Cốc được dựng lên toàn bằng đá kim cương, mùa nắng th́ mát mẻ, mùa mưa th́ ấm áp…Theo con người tiền sử th́ đất Phù Tang là con đường để cho ông Mặt Trời, từ dưới chân biển đi lên để ban phát ánh sáng cho muôn loài muôn vật….

 

Ngoài cái lư trí với sự cương nghị để chống trả lại mọi hiểm nguy trước những hiện tượng thiên nhiên và thú dữ, con người c̣n có cả óc tưởng tượng khá thơ mộng, như câu chuyện tắm trăng của nữ thần Thường Hi vào giữa những đêm trăng tṛn vành vạnh… ngâm ḿnh dưới ḍng suối vừa thưởng thức cái mát mẻ ngọt lịm,vừa ngắm nền trời xanh với những làn mây bạc nhẹ nhàng trôi về nơi vô định… Lúc bấy giờ người khai cũng đă nh́n thấy cái đẹp e ấp của chị Hằng Nga, không lấy mảnh lụa che thân dưới bóng đêm huyền ảo…

 

Và, đến truyền thuyết khác…Truyền thuyết của những vị tù trưởng kiệt xuất. Đó là những vị anh hùng cổ đại. Toàn thể người dân lúc bấy giờ đều nhất mực tung hô họ, xem họ như những vị thần từ nhà trời sai phái xuốngđể cứu nhân độ thế. Đó là những nhân vật anh hùng của thời cổ đại, từ Hoàng đế đến Hậu Nghệ, Nghiêu,Thuấn,Cổn,Vũ v.v…V́ là cổ sử nên người đời sau không khỏi hoài nghi là câu chuyện được thần thoại hóa. Như :

 

CHUYỆN ÔNG HOÀNG ĐẾ

Sau khi bốn phương thanh b́nh, nước lũ rút ra bể cả, hỏa diệm sơn không c̣n nữa những cơn thịnh nộ phun lửa tận trời xanh, thú dữ lánh ḿnh trong rừng rậm, ác điểu không c̣n dám văng lai nơi chốn đồng bằng để bách hại dân lành. Chính đó là thời đại ông Hoàng đế xuất hiện. Ông có thân h́nh cao bảy thước, mặt mày oai nghi, lập ra đất nước trị v́ thiên hạ. Ông có công chống đánh Xuy Vưu – một bộ tộc cực kỳ hung ác. Xuy Vưu có đến 81 người anh em, cùng một h́nh dáng đầu đồng trán sắt. Vốn là một bộ tộc hiếu sát, biết chế đủ các loại binh khí để đi tàn sát các bộ tộc khác.

Xuy Vưu vốn là thuộc hạ của Viêm Đế, nhưng lại không tùng phục nên phát động cuộc chiến chống lại. Viêm Đế chống không nổi bèn cầu cứu Hoàng đế. Vốn sẵn có các đạo quân”Hùng, Bi,T́, Hưu, Khu, Hổ” nên Hoàng đế nhận lời đem quân địch lại đám quân hiếu sát của Xuy Vưu.

 

Trong thiên “Đại hoang bắc kinh sách Sơn Hải kinh” có ghi lại về cuộc chiến kinh thiên động địa này như sau:

 

“ Dàn trận xong rồi bắt đầu khiêu chiến, Hoàng đế hạ lệnh cho Ứng Long đánh ở Kư Châu. Nơi đây Ứng Long ngăn giữ nước. Xuy Vưu giận dữ làm phép “Hô Phong” gọi Thần Gió làm băo thổi cho lều trại, cây cối nghiêng ngă. Tuy sức mạnh đến như vậy mà cũng không làm nao núng được Hoàng đế. Xuy Vưu thấy vậy bèn hóa phép kêu gọi Thần Mưa. Hoàng đế tức khắc sai Thiên Nữ là Bạt xuống trần triệt hạ. Quả nhiên Thần Bạt vừa rực sáng lên tức th́ Thần Mưa đành bó tay khuất phục.

 

Biết sức ḿnh không địch lại với Hoàng đế, Xuy Vưu bèn hóa phép cho sương mù giáng xuống bao phủ ba đêm ngày liền. Hoàng đế tức thời sai Phong hậu theo sách của Đẩu Cơ – tên sao Đẩu Cơ – chế ra xe Chỉ Nam làm tan biến cả sương mù hầu phân biệt phương hướng. Cuối cùng thần Bạt hạ sát được Xuy Vưu.

 

Hoàng đế là người tinh thông pháp thuật, lại là người nghiêm nghị, can cường, thanh liêm, đạo đức. Trong thiên “Thập quá sách Hàn Phi tử” viết về Hoàng đế, Người đă từng tập hợp được âm binh, quỉ thần tại núi Thái Sơn, lập đàn Thanh Giác.

 

Huyền thoại này, phải chăng có liên quan đến vấn đề nhạc cụ theo như Sơn Hải Kinh đă ghi lại?! Theo sách này th́ Hoàng đế đă lột được da con quỳ bịt trống, rồi dùng loài lôi thú để làm cán dùi . Da con quỳ bịt trống âm thanh sẽ bay lên tận trời xanh, c̣n dùi th́ lại được lấy xương con lôi thú, nên khí gióng vào trống th́ trống lại vang rền tợ trời long đất lỡ…

 

Tài giỏi của Hoàng đế không dừng lại nơi đây mà ông c̣n giỏi cả cung tên. Chỉ một phát tên bắn ra hàng trăm người gục ngă. Sách Mục thiên tử truyện chép ở hẻm Côn Lôn có cung của Hoàng đế. Đời sống của Hoàng đế cũng được mô tả theo như Mật sơn trong thiên Tây sơn kinh sách hải kinh viết: “Nơi chốn của Hoàng đế ăn nằm có nhiều bạch ngọc lại thêm ngọc cao. Đă vậy lại có một nguồn nước mát ngọt lịm, trong lành tuôn ra xối xả, đang mệt uống vào tinh thần sảng khoái, ông múc ra đăi khách hoặc tưởng thưởng cho quân binh dưới trướng”. Quân binh hay khách khứa uống vào cảm thấy như ḿnh thoát khỏi ra ngoài ṿng khổ lụy!

 

THINH QUANG