MỘT THỜI CHINH CHIẾN

 

Căn cứ Hỏa Lực Vơ Định

Trung Úy Trần Đông
Chi Đoàn Trưởng CĐ 3/3 TK
Kiêm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hỏa Lực Vơ Định
(Bắc Kontum 25 km)
Cùng với:  vợ Vơ Thị Hồng Nhung
Con gái:  Trần Vũ Quỳnh Trâm
Tại Căn Cứ Hỏa Lực Vơ Định 6/1969
(ảnh chụp bởi Đại Úy Campbell - cố vấn CĐ)

 

Mùa hè năm 1965 tôi giă từ nghề gơ đầu trẻ, giă từ mấy cô cậu học tṛ nho nhỏ dễ thương để dấn thân vào gió bụi chiến chinh, một cuộc chiến phi nhân, phi nghĩa, bạo tàn, mà theo tôi là bẩn thỉu nhất lịch sử loài người trên quả địa cầu này.

 

Người ta đă nhân danh công bằng xă hội, xóa bỏ áp bức, bất công để đưa con người đến một thế giới băng hoại, một thế giới không tưởng, không c̣n ranh giới quốc gia, không c̣n nền tảng xă hội, gia đ́nh mà trong đó cá tính, tư tưởng của con người cũng phải bị chối bỏ.  Người ta đă lợi dụng đến anh linh tổ quốc, đến những ǵ thiêng liêng của dân tộc để đưa hàng mấy thế hệ con người vào con đường hủy diệt.

 

Người ta đă bán rẻ xương máu của giống ṇi trong một cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn để đưa đất nước đến cảnh điêu linh, nghèo nàn và lạc hậu.

 

Đất nước tôi không rộng như Liên Sô “vĩ đại”. Không giầu như Mỹ quốc.  Dân tộc tôi không đông như Trung quốc vậy mà phải chịu đủ thứ bom đạn của các siêu cường th́ c̣n ǵ cái h́nh hài nhỏ bé của dân tộc, của đất nước tôi.

 

Sau Tết Mậu Thân 1968, c̣n đâu là h́nh ảnh thiêng liêng đậm đà của dân tộc, c̣n đâu là khung cảnh ấm cúng đoàn tụ của gia đ́nh; chỉ c̣n như phảng phất đâu đây những h́nh ảnh man rợ, điêu tàn, giết chóc.  Người ta vẫn c̣n bàng hoàng, ngẩn ngơ như lẩn quất đâu đây cái kỷ niệm đau buồn, cái dấu ấn đau thương của dân tộc, cái vết nhơ của lịch sử.

 

Khói súng AK khởi đầu đă tràn ngập làm tanh tưởi mùi khói hương trầm…

 

 

 

TẾT MẬU THÂN 1968

-KONTUM-

-oOo-

 

Lần đầu tiên tôi bước chân xuống phi trường Cù Hanh của tỉnh Pleiku vào buổi chiều mồng 4 Tết năm 1966.  Nắng vàng nhợt nhạt, trời rét căm căm.  Cả bốn đứa chúng tôi đều tôt nghiệp gần cuối bảng nên không c̣n nơi nào khác để chọn lựa.

 

Xe đưa chúng tôi về đơn vị mới: Trung Đoàn 3 Kỵ Binh Thiết Giáp.  Đi qua thành phố Pleiku bao trùm bụi đỏ, bụi trên nóc nhà, bụi trên vách, bụi trên đường đi, trên quần áo, trên thân thể mọi người, cả lá cây cũng không thấy mầu xanh.

 

Ông Chi Đoàn Trưởng, Chỉ Huy Công Vụ, tiếp đón chúng tôi.  Sau khi chuyện tṛ qua loa, ông ta cho người đưa chúng tôi vào ở tạm trong khi chờ đợi ông Trung Đoàn Trưởng đang bận hành quân chưa về.

 

Chúng tôi ở trong một dẫy nhà tiền chế lợp tôn, vách cũng bằng tôn và ngủ trên mấy cái giường gỗ hai tầng dành cho binh sĩ.  Cảm giác đầu tiên của chúng tôi thấy buồn buồn, mặc dù đă chấp nhận đời lính.  Một Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn Thiết Giáp mà không có một pḥng văng lai dành cho Sĩ Quan?

 

Đêm đến lạnh ơi là lạnh.  Áo len, field jacket cũng không đủ ấm.  Chúng tôi nằm trong poncho bấm nút gói lại như gói thây ma mới ngủ được qua đêm.

 

Hôm sau có mấy thằng bạn bên Biệt Động Quân đem xe Jeep đến chở đi ăn sáng, rồi đi tỉnh Kontum chơi.  Từ trong Miền Nam mới ra, lần đầu tiên chúng tôi mới thấy tận mắt núi rừng Cao Nguyên.

 

Rừng bao la rừng.  Núi rừng trùng trùng điệp điệp mọc tới tận chân QL14, Pleiku, Kontum. Qua khỏi núi Chư Pao, Đờ Sỏ Mai, từ trên dốc cao nh́n xuống thành phố Kontum hiện ra dưới một thung lũng rộng, dáng dấp của một đồng bằng Miền Namn giữa cảnh núi rừng.

 

Chúng tôi không có nhiều th́ giờ để ngoạn cảnh và đi sâu vào đời sống dân chúng địa phương nhưng cũng đủ cảm nhận một cái ǵ gần gũi và ấm cúng.

 

Mấy đứa bạn tôi được bổ nhận vào các Chi Đoàn Thiết Quân Vận M113.  Riêng tôi đi coi chi đội thám thính ở Cheo Reo.

 

Chỉ nghe hai tiếng Cheo Reo, ai cũng h́nh dung ra được quang cảnh ở đây rồi.  Nhưng ái oăm thay đó lại là một tỉnh lỵ: Tỉnh Phú Bổn.

 

Ngoài cái cơ sở hành chánh ra, nhà cửa của cư dân c̣n ít hơn một xă ở Miền Nam nhiều.  Ty Bưu Điện gồm có một ông Trưởng Ty, kiêm nhân viên văn pḥng kiêm nhận và phát thư.  Mỗi tuần chỉ có hai chuyến bay từ Saigon - Ban Mê Thuột ra.  Tôi có xe Jeep nên t́nh nguyện lănh thêm nhiệm vụ đi chở thư cho ông ta.  Đem thư về, tôi phụ ông ta lựa thư để t́m thư nhà.

 

Phố chính nơi đây là con đường từ phi trường vào qua khu hành chánh, ngang qua nhà lồng chợ rồi ra tỉnh lộ Phú Bổn – Pleiku.  Quanh nhà lồng chợ có mấy dẫy nhà vừa buôn bán vừa làm nơi cư trú.

 

Trên phố chính có một cái quán bán cà phê, nước giải khát và mấy cái bàn bi da.  Tôi không thích đánh bi da nên cũng không màng tới, nhưng thỉnh thoảng tôi hay ra quán cà phê cùng với anh Nguyên bên Trung Đoàn 41 bộ binh để uống cà phê, nước đá chanh và ngắm nh́n cô chủ quán xinh đẹp.  Chồng của chị cô ta là xếp của anh Nguyên, nên chúng tôi rất được hoan nghênh ở đây.

 

Hàng tháng ông Tỉnh Trưởng gọi tôi cho xe qua lấy gạo, sữa, đủ thứ linh tinh.  Thỉnh thoảnh tôi cũng có cơ hội ra sân tennis thao dượt với ông ta, có khi đi săn bắn thú rừng.

 

Chi đội của tôi có 4 thám thính xa M8 từ hồi quân đôi Pháp để lại và 20 nhân viên.  Hàng ngày chỉ có việc bảo tŕ xe cộ, súng ống đạn dược…rồi đi tắm ở sông Ba, hoặc ở các suối nước trong nh́n phong cảnh thiên nhiên của núi rừng và ngắm các nàng sơn nữ.  Thỉnh thoảng một hai tháng mới có một lần đi hành quân mở đường Phú Bổn – Pleiku qua bên kia đèo Chư Sê.

 

Nhờ có th́ giờ rảnh rỗi như vậy nên tôi nghĩ đến việc luyện tập thể dục thể thao cho tôi và binh sĩ kẻo ăn không ngồi rồi cứ tụm năm tụm ba bàn tán lo sợ dân thiểu số (Thượng) thư ếm bùa cho đá vào bụng vào trán người này người kia.  Hôm nay th́ đá vào bụng Thiếu Tá Nhan Nhật Chương TMT.  Ông Chương là con của ông chủ hăng xe Nhan Nhật chạy đường Vĩnh Long-Saigon.  Xưa kia cụ bố của ông ta là bạn học của cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nên ông Chương được tin cẩn giao cho chức Chỉ Huy đoàn chiến xa pḥng vệ Tổng Thống Phủ.  Sau đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông bị đầy đi Cheo Reo để ngồi uống rượu cần và ăn thịt trâu hong khói để quên đi mùi chính trị tanh hôi ở Saigon.

Ngày mai th́ đá vào trán ông Trưởng Pḥng 3 ở Tiểu Khu.  Tôi bực ḿnh nói với họ: Nếu Thượng nó thư ếm bùa chú th́ nó thư ếm bùa chú vào tôi trước chứ việc ǵ tới các anh lo sợ.  C̣n nếu các anh đi cướp bóc tài sản, hà hiếp vợ con họ, nó thứ ếm bùa chú th́ chết cũng đáng kiếp, con kêu ca nỗi ǵ nữa.

 

****

Bóng chuyền là nghề của tôi từ thủa học tṛ.  Cũng v́ giỏi chơi bóng chuyền mà tôi thi rớt Tú Tài liên miên, trong khi các bạn học người đỗ Tiến Sĩ làm giáo sư Đại Học (Chị Bùi Thị Lang). Người th́ làm Hiệu Trưởng Trung Học… Tuy nhiên, cũng nhờ cái nghề ấy mà tôi vinh dự được thâu nhận vào học trường Petrus Kư, một trường trung học nổi danh nhứt Miền Nam thời bấy giờ.

 

Thật ra tôi chỉ là một đấu thủ hạng B, nhưng nhờ có khả năng đặc biệt là nhẩy không cần lấy trớn và có cái bộ vó giống như con gà chết nên đối thủ hay xem thường, khinh địch.  Thêm nữa là tôi đánh rất nhanh bằng cả hai tay và đặc biệt là cản bóng.  Hồi thủa học tṛ, tôi đă từng làm khán giả ngạc nhiên là chận đứng liên tiếp 3 quả bóng như trời giáng của anh Lạc (sau này anh là tuyển thủ Quốc Gia) mà tôi chỉ đứng cao ngang nách anh ta.

 

Khi lập đội bóng, chi đội tôi chỉ có 4 anh mới biết chơi nâng banh, đỡ banh, nhưng được cái tôi có thêm anh TS Thừa bên Pháo Binh.  Anh này đứng “fond” quá vững và đập bóng cũng khá giỏi.

 

Thủa bấy giờ, đội bóng Tiểu Khu vô địch ở đây.  Tôi bảo mời họ qua chơi.  Một anh lính của tôi bảo:  Em không đánh đâu “búa tạ”, biệt danh của anh thủ quân, đập sặc máu.  Tôi nói: Tôi bảo đảm với anh, anh ta không đập anh sặc máu được, ngoại trừ anh đưa mặt ra hứng.

 

Đôi khách nh́n qua hàng ngũ bên này bèn bảo: Sẽ ra hai bên cho đều, đánh như vậy coi không được.  Tôi nài nỉ: Mấy anh ráng giúp dượt cho một ván xem sao, như thế lính tôi mới cố gắng học hỏi.  Mới trái đầu, anh ta đấm thật mạnh.  Tôi chụp gọn, banh rớt ngay xuống đất.  Trái thứ hai, anh “sấm sét” hơn, banh rớt càng nhanh.  Đến trái thứ ba, tôi chỉ dợm chân mà không nhẩy, anh ta nhẩy lên, vờ đập rồi bỏ nhỏ.  Chỉ chờ có thế, tôi búng banh gọn trên đầu bàn tay anh ta, bạn anh không vào cứu thua được.  Kể từ đó, đội banh bị quê cơ luôn, bên này tôi và anh Thừa bao sân, thường chỉ chơi hai “pass”, hạ luôn hai ván liền.

 

Tháng sau vào chung kết giải vô địch Tỉnh, chúng tôi hạ đội Biên Pḥng, lănh chiếc cúp vô địch.  Tôi gửi công điện về báo cáo cho Chi Đoàn mà không ai tin cả.  Đới lính như vậy là tiên rồi.  Tôi “làm tiên” được 5 tháng th́ có công điện gọi về Pleiku.

 

Ông Trung Tá Tỉnh Trưởng hỏi tôi: Ở đây vui quá, sao “toi” xin đi.  Tôi nói: Thưa Trung Tá, tôi đâu có xin.  Nếu có, th́ xin về miền Nam, chớ về Pleiku làm ǵ? 

 

Ông ta rất ṣng phẳng nói:  Nếu “toi” xin đi th́ “moi” cho đi; nếu không “moi” giữ lại.  Rốt cuôc, ông ta không giữ được tôi v́ xếp lớn của tôi cho cố vấn Mỹ xuống bốc tôi về.

 

****

Đây Pleiku

 

Ngày đầu tiên tôi đến Pleiku máy tháng trước đây tôi gặp anh La Minh Sơn, bạn học cũ trường Petrus Kư và là bạn thể thao “bóng chuyền” và là Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp trước tôi một khóa.  Sắc mặt anh ta tái mét, đôi môi anh xám xịt, trông thê thảm quá.  Tôi hỏi:  Mày ở đây bao lâu rồi?  Anh nói:  Khoảng 5 tháng kể từ ngày ra trường.  Tôi nói với anh ta một câu thật là lố bịch:  Tại sao mày có thể ở đây lâu như vậy được?  Lúc đó tôi nghĩ là vài ba tháng tôi sẽ kiếm cách thuyên chuyển về Miền Nam; nhưng tôi quên đi một sự thật rất phũ phàng là tôi nghèo và không có thế lực.  Sơn bảo tôi:  Mày cứ ở đây rồi sẽ biết.  Khí hậu ở đây nó tàn phá “dung nhan” đàn ông, con trai như vậy, nhưng lại rất ưu đăi đàn bà con gái.  Hầu hết con gái ở đây được ơn trời ban cho quí tướng “hồng diện”.

 

Trời lạnh, má mấy cô ửng hồng như trái đào tiên, nh́n thấy là muốn cắn.  Nhưng, ờ nhỉ, tôi có thấy trái đào tiên bao giờ đâu.

 

Pleiku

“Không có ai muốn đến đây,

Đến đây không ai muốn ở,

Ở lâu lại không muốn đi,

Đi rồi vẫn nhớ nhung ray rứt.”

 

Cái khắc nghiệt của đất trời nơi này như không xua đuổi người ta đi, nhưng có một ma lực nào đó, níu kéo người ta ở lại.

 

Vào một đêm khuya, một đôi bạn trẻ chừng như mới yêu nhau, d́u nhau đi trong mưa lạnh, chàng một tay che dù, tay kia ôm tṛn eo ếch nàng.  Cả hai vừa đi vừa thủ thỉ qua khu “Biệt Điện” rồi vào quán cà phê “Dinh Điền”.  Hai người lẳng lặng nh́n nhau, nh́n những giọt cà phê đen rơi tí tách trong ly như những giọt t́nh đang chẩy đi tí tách trong tim…. Cũng vào một đêm mưa lạnh, có một anh chàng Kỵ Binh hào hoa phong nhă lái xe Jeep có cánh gà (chắc chắn không phải là tôi), nệm bọc êm, bên cạnh là một người đẹp “nóng hổi”.  Tôi dùng chữ “nóng hổi” đặc sệt Miền Nam mà không dùng chữ nóng bỏng của các nhà văn… v́ “nóng bỏng dễ làm phỏng tay đàn ông.  Trời sinh đàn ông, dễ mấy ai mà không thích sờ….

 

Đêm về khuya, nàng kêu đói.  Cả hai ghé quán bún ḅ “Dân Y Viện” đở ḷng.  Bún vừa cay, gia vị thơm, thịt ḅ vừa ngậy, ớt th́ cay mà càng cay th́ t́nh càng nồng thắm.  Về nhà, họ lại tiếp tục ngồi bên ḷ sưởi nh́n lừa củi cháy reo lách tách.  Mùi thơm của nhưạ cây củi thông tưởng như mùi thơm hơi thở của người yêu thuở ban đầu.

 

Năy giờ tôi mải đám ch́m trong mơ mộng mà quên rằng ḿnh đang sống giữa “trần ai” chớ không phải cảnh “bồng lai tiên giới”.

 

Cũng vào một chiều mưa rả rích có hai vợ chồng trẻ d́u dắt nhau đi xuống dốc trơn trượt ở chợ Gà Cồ, dốc cầu Hội Phú.  Anh chồng vác một thùng đồ trên vai xem chứng quá nặng so với thân h́nh ốm yếu của anh ta.  Chị vợ một tay bế con, tay kia xách cái túi vải nặng.  Đứa bé được quấn trong tấm khăn cũng rách nát, không c̣n biết là mầu ǵ nữa.  Họ cố nương tựa vào nhau, bấm các đầu ngón chân xuống đất cho khỏi trợt té.  Ở Pleiku, xích xe Thiết Giáp c̣n không bám được śnh lầy khi trời mưa, đôi khi bị trật ra ngoài th́ thử tưởng tượng đôi bàn chân trần lạnh cóng của đôi vợ chồng trẻ kia chịu đựng đến mức nào.  Mặt chị vợ tái xanh như không c̣n hạt máu, nó không c̣n mơn mởn như trái đào tiên của mấy cô gái Pleiku má đỏ hồng hồng.  Cả hai không nói với nhau lời nào.  Nhưng trong khoảng khắc thinh lặng ấy lại c̣n hơn cả muôn vàn tiếng nói yêu đương.  Nó cao trọng, đẹp hơn tất cả những mối t́nh mà chúng ta thường ca ngợi trên đời này.  Trong đầu óc của họ, tôi nghĩ phải có một ư chí phấn đấu phi thường, phấn đấu cho sự sống c̣n, phấn đấu để đổi đời cho họ, cho con, thay v́ phải ra đi.  Liệu ra đi có t́m được chỗ khác sung sướng hơn không?

 

Rồi một buổi chiều trời quang đăng không mưa, tôi đi chợ trời mua sắm ít vật dụng cá nhân cần thiết.  Tôi thả bộ dọc lề đường từ rạp chiếu bóng Diệp Kính xuống cầu Hội Phú.  Gần cuối đường, tôi chợt nhận thầy có điều ǵ khác lạ.  Bước tới gần, tôi thấy một việc ngoài sức tưởng tượng của tôi:  Một người đàn bà đang bán “ḿn claymor”. Hai trái đă bóc khỏi bao chưng bầy cho khách xem, mấy trái khác c̣n trong bọc vải ka ki, một số khác c̣n trong thùng.  Tôi bước tới gần, ngồi xuống che tầm mắt người qua lại rồi thuận tay lấy tấm giấy phủ 2 trái ḿn claymor lại.

 

Chị ta hỏi:  Ông có mua, tôi lấy mấy trái khác c̣n trong bao, c̣n mấy trái này để đó cho khách hàng xem.  Tôi ghé tai chị nói nhỏ:  Chị không biết đây là cái ǵ sao?  Ḿn Claymor!.  Chị ta cất vô ngay và t́m cách bỏ đi.  Quân cảnh, Cảnh Sát họ bắt được thứ này, chị sẽ vào tù, rồi ai sẽ nuôi con chị.  Chị ta hoảng hồn, mặt tái xanh.  Thiệt không biết nên khóc hay cười.

 

Rất tiếc, tôi không phải là nhà văn.  Đây cũng không phải là thiên phóng sự nên không muốn đào sâu thêm hoạt cảnh xă hội Pleiku.

 

****

 

Rồi vào một biểu chiều Chi Đoàn của chúng tôi di chuyển trở về, sau cuộc hành quân, dưới cơn mưa lạnh.  Chúng tôi ai cũng ướt nhem như con chuột lột và lạnh run như cẩy sấy.

 

Xa xa núi Hàm Rồng thấp thoáng khi ẩn khi hiện dưới màn mưa mỏng.  Lơ lửng dưới tầng mây, sừng sững giữa trời, hiện ra h́nh tượng bán thân của một nàng vệ nữ khỏa thân nằm nghiêng nghiêng, chân trái hơi nhếch lên cao.

 

Mưa bụi bay bay và khói núi bốc lên quyện tṛn lấy nhau như những sợi tơ trời quấn lên đôi chân dài của người đẹp chạy dài xuống tận chân núi.  Ở giữa là khe núi sâu, kết quả của những ḍng dung nham nóng bỏng chảy từ mấy mươi ngàn năm về trước, giờ đây là một dải rừng xanh, xanh ngắt xa thăm thẳm… sâu vào một địa huyệt nào đó.  Đang suy nghĩ vẩn , chợt ông Chi Đoàn Phó gọi tôi vào tần số đặc biệt:  Đêm Đông, đây Đêm.  Nh́n về phía 2 giờ của anh đi.  Tôi thấy rồi.  Xin cho tọa độ chính xác.  Ông ta cười ré lên, tôi cũng cười.  Tiếng cười của chúng tôi làm quên đi những gian khổ của chiến trường, bỏ lại đằng sau những man rợ của chiến tranh, bỏ lại đằng sau những Đức Cơ, Pleime, Ia Drang, thung lũng của tử thần, nơi đă từng chứng kiến cảnh người giết người, nơi mà người ta đă nhân danh từ do, công bằng xă hội để đưa đồng bào tôi, dân tộc tôi vào cảnh huyết nhục tương tàn.

 

Hỡi những “anh hùng cách mạng”, những lănh tụ thiên tài của đất nước có cảm thấy vinh quang hay không?

 

Một chiều rừng mưa, rồi lại một chiều rừng mưa.  Những cuộc hành quân vẫn cứ tiếp diễn…

Rồi có một ngày sau chuyến hành quân vất vả thầy tṛ chúng tôi đưa mấy con ngựa sắt xuống chân thác An Mỹ để rửa móng chải bờm…. Trời mưa lạnh rét run, từng cơn gió buốt thổi vào mặt như kim châm, như thấm vào tận xương tủy.  Chúng tôi thay nhau vào cái quán cóc bên đường để ăn bánh tráng ướt vừa mới ra ḷ, chấm với nước mắm nguyên chất và uống chút rượu đế cho ấm bụng.  Chợt Trung Úy Đêm, Chi Đoàn Phó, lái xe xuống gặp và nói:  Trung Tá Luật muốn gặp anh ngay.  Việc rửa xe để nhân viên họ làm, việc ǵ anh phải xuống đây.  Tôi trả lời:  Nếu Trung Tá gọi tôi th́ phải qua Trung Úy, tôi có biết ǵ đâu.  Lên xe, Trung Úy Đêm bảo: Anh về thay quần áo, rồi qua tŕnh diện Trung Tá ngay.  Mà anh có làm việc ǵ sai không?  Tại sao lại ra Quân Trấn?  Tôi cũng không biết nữa, nhưng nếu tôi có làm điều ǵ sai th́ ông ta gọi Ban 2 (An Ninh) Trung Đoàn đưa tôi đi, việc ǵ phải đích thân ông ta.

 

Khi vào gặp Trung Tá Luật th́ ông ta bảo: Anh ngồi chờ tôi một chút.  Ông ta đang nói chuyện điện thoại với ông Chi Đoàn Trưởng cũ của tôi:  Chi Đoàn anh hiện thừa xe Jeep, anh biệt phái một xe cho Trung Đoàn kể cả tài xế.  Thưa Trung Tá, Chi Đoàn tôi đâu có dư xe Jeep.  Anh có mấy chiếc.  Dạ 5 chiếc, 1 cho tôi, 1 ở Phú Bổn, 1 công văn, 1 xe chợ.  C̣n một nữa ở đâu?  Dạ để secour (trừ bị).  Trung Tá Luật nói:   Người ta không có xe để đi làm việc c̣n anh dùng xe để secour, anh đưa chiếc xe secour đó với cả tài xế, ngày mai cho qua tŕnh diện Chuẩn Úy Đông.

 

Vậy là tôi đi làm “Chánh Văn Pḥng” Quân Trấn: một công việc hoàn toàn xa lạ với tôi và cũng không phù hợp với khả năng của một Sĩ Quan Thiết Giáp chút nào!

 

T́nh h́nh Quân Trấn Pleiku bấy giờ hết sức phức tạp v́ có sự hiện diện của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ đồn trú tại khu vực chân núi Hàm Rồng, Tây Nam Pleiku.  V́ vậy các quán Bar mọc lên như nấm nên dĩ nhiên là không tránh khỏi những tệ đoan xă hội cho tỉnh Pleiku.

 

Quân Trấn phải thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân hỗn hợp Cảnh Sát và Quân Cảnh VN cùng với Quân Cảnh Mỹ.  Tất nhiên là không tránh khỏi đụng chạm đến các vấn đề dân sự.

 

Làm công việc này tôi phải hết sức thận trọng v́ mấy ông Cảnh Sát, An Ninh, Tư Pháp đều là những nhân vật có bản lănh thượng thừa, lăo luyện đường đời và am tường luật pháp chứ không ngây ngô như cái bản chất “thầy giáo” và “lính chiến của tôi”.

 

Nếu ham được tâng bốc, tôi rất dễ bị đưa lên ngồi trên ḷ lửa hoặc làm bia đỡ đạn mà là đạn bắn sẻ, bắn từ sau lưng tới.

Trong đời lính của tôi, tôi không ngán đại bác, hỏa tiễn, mà chỉ ngán bị bắn sẻ v́ không biết nó từ đâu tới và tới lúc nào.

 

Việc pḥng thủ th́ có xếp lớn.  Ông Quân Trấn Phó-Thiếu Tá Ḥa, Chỉ Huy Phó C2 LLĐB đặc trách và Thiếu Tá Hoàng Công Duyên từ QĐI về.  Ông này rất giỏi về Tham Mưu.

 

Tôi có cơ hội quan sát và học hỏi hệ thống pḥng thủ hiện đại của Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ, đài Rada phản pháo, v.v….

 

Một buổi chiều Chúa Nhật, tôi đang ngồi ăn “Tân Gia” với hai người bạn mới: Trung Sĩ Thi và Trung Sĩ Tâm, th́ có điện thoại của Trung Tá L. gọi tôi:  Đông đang ở đâu đó?  Dạ tôi đang ở Quân Trấn.  Giờ này mà c̣n làm việc sao?  Dạ không, tôi mới dọn ra đây ở từ sáng nay.  Vào gặp tôi ngay, tôi có ít việc cần.

 

Tôi vào nhà ông ta trong Trung Đoàn Thiết Giáp.  Ông ta đang ngồi ghế sopha với bà vợ.  Tôi chào ông, rồi hỏi:  Trung Tá có việc ǵ cần?  Ông chỉ tôi ngồi rồi bảo:  Tôi có 3 việc nhỏ cho  Đông về làm ngay:

 

T1-Phiếu tŕnh lên Trung Tướng Tư Lệnh xin bổ nhiệm Quân Trấn Trưởng khác thay tôi.

T2-Văn thư đề cử Thiếu Tá Ḥa làm Xử Lư Thường Vụ tạm thời thay tôi đến khi có Quân Trấn Trưởng mới.

T3-Về thu xếp đồ đạc sáng mai theo tôi đi Kontum làm việc.  Ông ta hỏi tiếp:  Có ǵ trở ngại không?  Thưa không, Trung Tá.

 

Tôi không mấy ngạc nhiên lắm về cái lệnh bất ngờ này v́ mấy ngày trước đây Thiếu Úy Nguyên, bạn thân của tôi là tùy viên của Tướng Vĩnh Lộc có gọi cho tôi nói:  Ê Đông, xếp “toi” sắp đi làm lớn, thế nào cũng bắt “toi” đi theo…

 

Chiếc trực thăng vừa bốc lên khỏi Bộ Tư Lệnh QĐII liền trực chỉ về phía Bắc.  Nh́n xuống th́ Biển Hồ hiện ra ngay phía dưới chân.  Mặt hồ mênh mông, phẳng lặng như tờ, phơi ḿnh dưới ánh nắng mai, thản nhiên, không một chút se ḿnh cau mặt.  Tôi chợt nghĩ mới ba hôm trước đây, một anh bạn người dân tộc có kể cho tôi nghe thiên t́nh sử đẫm lệ của một mối t́nh oan trái: “Nàng, cô con gái, yêu người anh trai ruột của ḿnh nên bị Thần làng trừng phạt”.  Quá đau khổ, uất hận, nàng khóc măi không nguôi, lệ tuôn trào như suối chẩy, ngập sâu thành biển. Ngày nay gọi là Biển Hồ.  Bên trái Biển Hồ to rộng hơn v́ có lẽ tại mắt trái gần trái tim hơn nên xúc động mănh liệt hơn chăng?  Tôi nghĩ thế.   Đang thả hồn đâu đâu, chợt Trung Tá Luật  đánh thức tôi dậy.  Đông đang suy nghĩ ǵ đó?  Tới nơi rồi.  Tôi thản nhiên trả lời:  Tôi đang nghĩ cuộc đời biến đổi nhanh chóng quá!  Chắc ông ta ngỡ tôi muốn nói về sư thăng hoa nhanh chóng trong đời binh nghiệp của ông ta chăng? chứ không phải trong một giây phút chạnh ḷng nào đó tôi chợt nghĩ tới: “Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.”

 

Tôi đến ngôi nhà mà tôi sẽ ở cùng “Chef” tôi trong thời gian tôi “bị” biệt phái lên phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Biêt Khu 24 Kontum.  Cái mà người ta gọi là “Tư dinh Tư Lệnh”, nghe sao nó to tát quá!  Tôi không muốn nói nó phải có cái bề thế kiến trúc qui mô, có tường thành bao quanh như nghĩa chữ “dinh”, nhưng ít ra nó phải là một ngôi nhà chắc chắn có tổ chức pḥng vệ hữu hiệu khi bị tấn công.  “Tư dinh” này bao gồm một biệt thự xây và một ngôi nhà gỗ cao cẳng (trước kia là nhà của ông Tham Mưu Trưởng) cách nhau bằng một cái sân.  Phía sau là một dẫy nhà vách ván lợp tôn dành cho Trung Đội Pḥng Vệ.  Chỉ có mặt phía Tây là tiếp giáp với cư xá Sĩ Quan, tạm gọi là “đơn vị bạn”.  Phía Bắc là nhà của cư dân, chỉ cách hàng rào kẽm gai bằng con đường nhỏ tráng nhựa loang lổ.  Phía Đông sát với hàng rào nhà dân chúng.  Phía Nam, mặt chánh diện là nhà dân chúng, chỉ cách nhau bằng con đường nhỏ.  Từ nhà ông Tư Lệnh đến nhà dân chúng đối diện cách nhau không quá 30 mét.  Nếu địch bám vào nhà dân để tấn công “Tư dinh” cả ba mặt cùng một lúc, chúng tôi chỉ có cách đưa lưng cho chúng đánh.

 

Mọi người, ai cũng như tôi, chắc chắn phải đồng ư với nhau rằng:  Khi có đánh nhau lớn trong thành phố, cái tư dinh này phải là mục tiêu số 1 của địch quân.

 

Tôi là một Sĩ Quan Kỵ Binh Thiết Giáp, tôi quen chiến đấu trên ngựa sắt.  Vó ngựa của tôi đến đâu, đất rung, cây đổ đến đó.  Đêm đêm nằm ngủ trong bụng ngựa, nó ấm cái lưng làm sao.  Giờ đây sống trong cái tư dinh này sao nó lỏng lẻo quá mặc dù được pḥng vệ bời một Trung Đội.  Trung Đội vũ khí nặng của Tiểu Đoàn 2/42 BB, nhưng đối tôi th́ nó chỉ là một Trung Đội vũ khí nhẹ, không hơn không kém.  Vậy là ngày lại ngày qua, tôi cố gắng kiện toàn lại hệ thống pḥng thủ, từ cái cḥi canh, vọng gác, lô cốt, hầm ch́m, hầm nổi, giao thông hào… Đặc biệt là thiết lập thêm hầm trú ẩn và hầm chỉ huy ăn thông từ trong pḥng ngủ.  Việc này th́ tôi không muốn nhờ Đại Đội Tổng Hành Dinh thực hiện.

 

Một buổi sáng nọ, tôi đến xưởng cửa của Bộ Tư Lệnh.  Ông Thượng Sĩ già, trưởng xưởng, đang ngồi chễm chệ trên cái ghế dựa, trước mặt là cái bàn tṛn, trên đó có bộ điếu bát và bộ đồ trà cổ, cả hai sóng đôi với nhau như một bộ đồ cổ quí giá.  Ông ta trỏ ghế mời tôi ngồi, rồi cũng chẳng hỏi tôi đến làm ǵ.  Ông trịnh trọng, hai tay mân mê cái điếu bát, đặt đúng tầm trước mặt ông, khẽ vuốt cái ống hút, gật gù một cái, tay ngắt một bi thuốc lào, vo tṛn bằng hai đầu ngón tay, xoay tṛn đưa vào nỏ điếu rồi với tay rút một cái đóm tre khô, vuốt nhè nhẹ, chắc là cho sạch bụi, châm lửa đốt.  Ông ta rít một hơi dài, ngă đầu ra phía sau, nhắm mắt lại tận hưởng, tưởng như tôi không có ngồi đó.  Trong thật là ứa gan, nhưng tôi vẫn điềm tĩnh.  Hơn một phút sau, ông ta “tỉnh dậy” rót một chung trà, đánh khà một tiếng rồi vươn hai tay lên trời, bộ điệu sảng khoái; xay qua tôi, ông ta nói: 

- Xin lỗi Thiếu Úy. 

Bây giờ Thượng Sĩ sẵn sàng nói chuyện với tôi chưa?

- Xin lỗi Thiếu Úy.  Sáng nào cũng phải qua cái thủ tục này tôi mới làm việc được. Tôi rất thông cảm với nguồn cảm hứng của Thượng Sĩ, nhưng rất tiếc là tôi không có th́ giờ.  Mười lăm phút nữa tôi phải có mặt ở băi trực thăng Bộ Tư Lệnh để bay với “Chef” đi thăm các trại lực lượng đặc Biệt.  Ông ta không thích chờ tôi cũng như tôi đă chờ Thượng Sĩ.  Thượng Sĩ vui ḷng ghi cho tôi những nhu cầu tôi cần, gọi cho tôi khi hoàn tất và cho xe chở đến tôi.

 

Đó là một trong những vấn đề phức tạp thường xẩy ra ở các Bộ Tư Lệnh và Bộ Tham Mưu lớn.  Ở đơn vị tác chiến ít khi xẩy ra những việc chướng tai gai mắt này.

 

“Chef” tôi dắt tôi theo, trước tiên với tư cách tôi là một Sĩ Quan Tùy Viên cho ông ta, nhưng trên thực tế tôi c̣n đảm trách chức vự Chánh Văn Pḥng Tư Lệnh, mặc dù ở đó có một ông Đại Úy già đang bị ngồi chơi sơi nước.  Ông ta chưa học hết tiểu học th́ không thể nào làm Chánh Văn Pḥng được.  Xếp tôi rất “cẩn thận” không muốn làm văn thư chính thức bổ nhiệm tôi. Cũng không cần lắm, v́ tôi có chịu ở đây đâu.

 

Một buổi tối, ngồi ăn cơm với ông ta, trong lúc vui miệng, tôi hỏi: Thưa Trung Tá, tôi ở binh chủng, Trung Tá đem tôi lên đây biệt phái qua bộ binh, chừng nào Trung Tá cho tôi về lại Thiết Giáp?  Đông hỏi đúng đó.  Ông ta bảo.  Tạm thời, tôi phải giữ Đông, v́ ai ở vào vị trí của tôi, cũng phải có chân tay, người thân tín bên cạnh, tôi hoàn toàn không có.  Chị lại kẹt mấy đứa nhỏ đang học ở Pleiku.  Chừng nào ổn định, tôi sẽ trả Đông về Thiết Giáp.  Tôi nhận thức Đông là người có kiến thức và khả năng, đồng thời tín nhiệm và tôi xem Đông như người thân trong gia đ́nh tôi.  Đông có thể giải quyết mọi vấn đề có tính cách nhậy cảm ngoài nhiệm vụ thông thường.  Cái nào không biết th́ hỏi lại tôi.  Trường hợp khẩn cấp, ngoài giờ hành chánh có thể xem tất cả công điện gửi cho đích thân tôi, kể cả mật và tối mật, cấp báo để tôi kịp thời giải quyết.  Ông ta nói và ông ta làm như vậy.

 

Một buổi tối kia, gần 1 giờ sáng, ông Đại Úy Chải, Trưởng Pḥng Truyền Tin Bộ Tư Lệnh, gọi tôi: Cảm phiền, tao phải đánh thức chú mày dậy.  Có việc ǵ quan trọng không, Đại Úy?  Có chứ! Mày có thể qua đánh thức “Chef” ngay bây giờ không?  Sao lại không? Nếu cần kíp. Được rồi, 5 phút nữa tao sẽ gặp mày. 

 

Năm phút sau, ông ta mang đến cho tôi xem công điện vừa “Tối Mật vừa Hỏa Tốc” của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ Tướng) mời đích danh Tự Lệnh Biệt Khu 24 họp lúc 9 giờ sáng tại Saigon mà không thông qua Trung Tướng Tư Lệnh QĐII (thường không ai xử dụng độ khẩn và mật như vậy).  Ông ta bảo: Xếp có dặn, nên tao có thể cho mày xem trước để mày qua đánh thức xếp dậy.  Đại Úy Chải về rồi, xếp hỏi tôi:  Trường hợp như vậy, theo  Đông th́ xử trí làm sao?  Tôi biết ông ta có quyết định rồi v́ bản chất ông ta là người rất trực tính, không thích phe phái và triệt để phục tùng quân lịnh.  Tôi trả lời:  Thật sự th́ tôi không rơ Trung Tá và Tướng Kỳ có liên hệ chánh trị mật thiết với nhau đến mức nào?  Nói điều này v́ tôi biết hai ông cùng xuất thân khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị (Tướng Kỳ ở Nam Định, ông ta ở Thủ Đức).  Nhưng trên nguyên tắc, Trung Tá nên gọi xin phép Trung Tướng Vĩnh Lộc, ông ta đồng ư th́ đi, không th́ thôi, Tướng Kỳ cũng không trách móc được.

 

Dĩ nhiên là Tướng Vĩnh Lộc không cho đi.  Thực Tế, ông không xem Tướng Kỳ là chi dù là đương kim Thủ Tướng.

 

Thủa bấy giờ, mấy ông Tư Lệnh Vùng là vua một cơi và Tướng Vĩnh Lộc đang được, ‘tự tôn phong’ là “Anh Cả Trường Sơn”.

 

Một dạo ông ta về Saigon, mặc sắc phục dân tộc, cưỡi ngựa, ngựa thiệt chớ không phải ngựa sắt, đi duyệt binh nhân ngày Quận Lực(?) trông thật oai phong.

 

“Anh Cả Trường Sơn” muốn làm nên lịch sử để đời trên đất nước này, hay ít ra cũng tại vùng Tây Nguyên, nên đă đưa ra một kế hoạch rất quy mô gọi là “E Đắp E Năng” (B́nh An) và người thực hiện là Tư Lệnh Biệt Khu 24.

Chương tŕnh này nhằm tập trung tất cả dân tộc thiểu số sống rải rác trong các buôn làng xa xôi dọc theo QL19 bọc từ bên kia đèo Thanh B́nh vào Đức Cơ, Pleime, thung lũng Ia Drang về định cư tại Thanh An.

 

Chương tŕnh được sự yểm trợ đắc lực của SĐ 4 BB Hoa Kỳ; xử dụng hầu hết toàn bộ lực


lương


 trực thăng để bốc dân đưa về 3 làng đă dựng sẵn nhà cửa, trạm y tế…. Họ được cấp đất canh tác, thực phẩm trong 6 tháng(?) hạt giống, phân bón….

 

Thoạt tiên, với sự quyết tâm và bầu nhiệt huyết, mọi việc đều tiến triển hết sức lạc quan, phấn khởi.  Việc chuyển dân thiểu số từ các vùng xa xôi hẻo lánh được diễn tiến nhanh chóng và an toàn, cũng không gặp trở ngại lớn do VC gây ra.

 

Bước thứ hai là tổ chức định cư và ổn định đời sống cho họ.  Đây là một bài toán hết sức phức tạp và nan giải.

 

Việc tập trung cư trú là trái với phong tục tập quán lâu đời của họ vốn là dân du canh du cư.  Họ thường tổ chức làng mạc, nương rẫy ở những vùng đất mầu mỡ gần suối, gần mạch nước trong lành để xử dụng nước nấu ăn và tắm giặt trong khung cảnh thiên nhiên giữa trời xanh mây trắng hơn là xài nước giếng. Đối với họ là nước ao tù không tinh khiết.

 

Việc cưỡng bách là đi ngược lại ḷng người mà cái ǵ ngược với ḷng người th́ không tồn tại được.

 

Người dân tộc bản chất đơn sơ, mộc mạc nhưng tính tự trọng rất cao, họ chỉ thích hưởng những ǵ do chính bàn tay họ, do mồ hôi nước mắt của họ đổ ra, chứ không thích hưởng thụ của người khác.  Phải nói tâm hồn họ rất trong sáng và thánh thiện nữa.

 

Dạo trước tôi thường đi hành quân vào các làng Thượng.  Tôi nhận thấy họ thường chứa lúa thóc, ngô, khoai trong các nhà kho dựng trên những thửa đất cao trống trải và xa nhà ở.  Tôi hỏi Y Am, anh Trung Sĩ người Thượng:  Bộ họ không sợ mất cắp sao?  Y Am trả lời: Người Thượng không bao giờ trộm cắp của nhau v́ nếu ta ăn hạt thóc không do chính tay làm ra th́ sẽ xấu hổ với hạt thóc đó.  Câu trả lời của Y Am làm “nổ” cái đầu tôi.  Lương tâm và mắt tôi cũng được mở rộng ra hơn trước.  Từ trước đến giờ, chúng ta và nhất là các dân tộc văn minh Tây Phương tự xem ḿnh là thượng đỉnh trí tuệ loài người, thường xem họ là dân tộc bán khai, có khi c̣n dùng danh từ “mọi rợ” gán cho họ.  Vậy thử hỏi:  Ai văn minh hơn ai? Ai mọi rợ hơn ai?

 

Ngoài ra, các cơ quan chánh quyền Pleiku không có đủ cán bộ có khả năng chuyên môn về tổ chức xă hội, đời sống nông thôn, ngôn ngữ lại bất đồng với người Thượng, v́ họ có nhiều sắc tộc và tiếng nói khác nhau nên không thể gần gũi, đi sâu, đi sát vào tâm tư t́nh cảm của họ được.

 

Bầu nhiệt huyết lúc ban đầu dần dần trở nên nguội lạnh, cộng thêm một số cán bộ hành chánh thư lại và tệ hại hơn nữa c̣n lem nhem đến quyền lợi của họ.

 

Thỉnh thoảng cũng có người chết.  Dĩ nhiên v́ bệnh tật hay già yếu ǵ đó, th́ bọn “địch vận VC” có dịp rỉ tai tuyên truyền:  “Đó là do thầy làng quở phạt”.  Thế nên ngày một ngày hai, họ lẳng lặng bồng bế nhau đi.  Họ đi về cái sông, cái suối, cái nương, cái rẫy, cái bản, cái làng.  Không ồn ào nhộn nhịp như khi mới đến trại.

Thế nên, chỉ vài tháng sau cả 3 làng trước sau đều vắng bóng người.

 

“Anh Cả Trường Sơn” đành phải theo chân bà Huyện Thanh Quan, ngậm ngùi than thở:

 

“Lối xưa xe ngựa dồn chân bước,

Nến cũ giờ đây vắng bóng người.”

 

*****

 

Tôi sinh ra vốn bản chất ngang tang và bướng bỉnh.  Ngay từ nhỏ, tôi không hề tin nơi vấn đề rủi may, bùa phép, bói toán, cầu đảo.  Số mạng con người là do trời định, không ai có thể thay đổi được.  Ngày nhỏ tôi đọc truyện Tam Quốc có đoạn Không Minh lập mưu dụ ba cha con Tư Mă Ư vào Hồ Lô Cốc, bế cửa khẩu lại rồi dùng hỏa công để đốt.  Ba cha con chỉ c̣n ôm nhau khóc mà chờ chết th́ trời lại mưa to xuống.  Khổng Minh đành phải than rằng:  “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.”  Ở một đoạn khác, Khổng Minh biết mạng số ḿnh sắp hết nên lập đàn cầu trời cho sống thêm 3 năm nữa.  Chỉ c̣n một canh nữa thôi mà đền bổn mạng c̣n sáng, ông rất vui mừng.  Nhưng bất th́nh ĺnh, Ngụy Giêng, một viên vơ tướng thuộc loại hàm hồ, lỗ măng, đâm sầm chạy vào báo tin làm đèn tắt, và Khổng Minh không thể nào cải lại mệnh trời được.

 

Dạo trước, khi c̣n là Chi Đội Trưởng CĐ 4/3 TQV, tôi thường được chỉ định dẫn đầu chi đoàn, dĩ nhiên là cho cả Chiến Đoàn. 

 

Một buổi sáng, trên đường hành quân vào Đức Cơ, chi đội tôi sắp vượt qua một khu vực nguy hiểm:  hai bên đường bị khống chế bởi những ngọn đồi trải dài tới vùng núi non hiểm trở.  Mặt đường lộ được Công Binh Mỹ ủi khá rộng, hai xe chạy ngược chiều thong thả.  Giữa mặt lộ VC cắm chông dầy đặc, trải dài từ đầu dốc này qua đầu dốc kia.  Tôi cho hai phân đội lục soát và chiếm ngự hai ngọn đồi để khống chế đường đi rồi bước xuống đi bộ quan sát mặt đường.  Trong khoảnh khắc, tôi quyết định lệnh cho nhân viên xuống xe, chỉ c̣n lại tôi và tài xế.  Tôi hướng dẫn anh ta chạy cán lên chông mà đi, kết quả an toàn.  Tôi báo cáo cho Chi Đoàn; sau đó cả Chiến Đoàn cứ theo vết xích của tôi mà qua hơn cả 100 chiếc xe xích lẫn xe bánh đều không việc ǵ cả. 

 

Nhưng khoảng xế chiều, Tiểu Đoàn Chiến Xa Mỹ chạy qua đó cán phải “ḿn ứng chế” (một loại ḿn chống chiến xa mà VC dùng trái bom 250 cân anh (lbs) ứng chế).  Tôi nghe cố vấn Mỹ kể lại là chiến xa M48 nặng gần 50 tấn bị tung lên cao và lỗ thủng dưới bụng xe đường kính gần 3 feet. Dĩ nhiên tất cả quân nhân Mỹ trên chiếc xe bị ḿn đều chết hết.

 

Tôi xuy nghĩ lại “Ai đă cứu tôi thoát chết?” Chỉ có Trời.  Đầu óc của tôi không đủ sáng suốt để t́m ra một sinh lộ cho ḿnh.  Cũng từ hôm đó, tôi học thêm được bài học hay nói văn vẻ hơn là triết lư của sự sống.  Đó là “T́m cái sống trong cái chết, cái hiểm nguy.  T́m cái vinh quang trong cái gian lao, khổ cực, nhọc nhằn”.

 

Hồi đó, tôi là Sĩ Quan mới ra trường, không có kinh nghiệm ǵ nên không đặt vấn đề tại sao ông Chiến Đoàn Trưởng không cho toán Công Binh ḍ ḿn đi theo tôi?

 

*****

 

Một hôm, trong buổi cơm tối thân mật tại “tư dinh”, khách mời là ông Đại Tá Thiện, Tư Lệnh Biệt Khu Quảng Đà, nguyên là Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh, một Sĩ Quan Thiết Giáp kỳ cựu và là đàn anh của xếp tôi.  Lâu ngày họ gặp nhau nên biết bao chuyện hàn huyên ấm lạnh.  Hết chuyện chính trị chính em xoay qua chuyện thế thái nhân t́nh, rồi đến tâm tư t́nh cảm.

 

Ông Thiện bảo:  Này Luật “toi” biết không?  “Moi” là Đại Tá thâm niên cho cả cấp bậc lẫn chức vụ (Tư Lệnh Biệt Khu Quảng Đà) và đă được đề nghị lên Tướng, vậy mà “ông thầy bói” ở đường Lê Thánh Tôn bảo “Moi” không thể lên Tướng được và dám làm tờ cam đoan nữa.  Mấy hôm trước Saigon có gọi cho “Moi” nói Tổng Thống (Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia) đă chấp thuận.  Hôm nào thuận lợi “Moi” bay về Saigon gắn lon và sẽ đập bể cái mu rùa của ông ta.

 

Câu chuyện ông ta kể coi như là một chuyện vui trong bữa cơm thân mật.  Cả ông Trọng Luật và tôi cũng không để tâm làm ǵ.  Nhưng khoảng một tuần sau chúng tôi nghe tin chẳng lành.  Ông ta đi phi cơ oanh kích A37 về Saigon gắn lon Tướng (thay v́ bằng hàng không dân sự Air Vietnam) rồi mất tích luôn.  V́ không xác nhận được là tử nạn nên không thể truy thăng lên Tướng được.  Âu quả là số Trời!

 

Thời gian thắm thoát tợ thoi đưa.  Thoáng chốc mà đă đến hè.  Gia đ́nh của “xếp” tôi từ Pleiku về đoàn tụ dưới mái nhà được mệnh danh là “tư dinh Tư Lệnh”.

 

Nhân một bữa cơm tối, tôi ngỏ lời với ông bà xin được đi ăn cơm ngoài để trả lại cho họ cái không khí đầm ấm của gia đ́nh và cũng để cho tôi được tự do thoải mái hơn.

 

Cả hai vợ chồng đều không đồng ư, viện lư do là công việc của tôi rất phức tạp và đa diện, cũng không có giờ giấc nào nhất định.  Nếu tôi đi ăn cơm ngoài, khi có việc cần phải mất công đi t́m kiếm.

 

Nhưng việc ǵ đến rồi sẽ phải đến.  Một hôm tôi đang đậu xe ngoài phố và đang nói chuyện với một người bạn th́ người chị họ của bà đến nhờ tôi một việc, nhưng cách ăn nói của chị ta như là bà con của bà Tư Lệnh nhờ một người thuộc quyền.  Dĩ nhiên là tôi từ chối. 

 

Sự việc này tới tai bà Tư Lệnh.  Trong buổi cơm tối, xếp tôi lấy tư cách là một người lớn, một người thầy, ôn tồn lên lớp tôi bài luân lư giáo khoa về cách xử thế làm người.  Ông ta bảo:  Khi ḿnh làm lớn (quan to) mà gặp lại bà con người thân thuộc trong cảnh hàn vi th́ phải khiêm tốn và ân cần, người ta c̣n khen ḿnh chớ không ai xem thường ḿnh.  Tôi trả lời xếp ngay không cần suy nghĩ:  Những lời Trung Tá nói rất đúng.  Khi xưa tôi c̣n là một nhà giáo, tôi cũng dậy học tṛ tôi y như vậy.  Nhưng nó chỉ đúng vào trường hợp của Trung Tá, c̣n đối với tôi, tôi chỉ làm việc dưới quyền của Trung Tá, chớ không phải là thuộc hạ của người bà con Trung Tá được.  Quan điểm của tôi là như vậy.  Nếu ông bà xét thấy cách đối xử của tôi không phù hợp với mẫu người ông bà cần th́ xin cho tôi trở về Thiết Giáp.

 

Bà ta giận tái mặt v́ không ngờ tôi phản ứng như vậy; bởi v́ khoảng cách giữa một Tư Lệnh (ngang hàng cấp Tướng) và một Chuẩn Úy ṭ te mới ra trường th́ quá xa.

 

Hơn thế nữa, dư âm của Đức Cơ, Pleime, Ia Drang, Thung Lũng Tử Thần…vẫn c̣n vang dội làm rởn da gà những ai “được” ra phục vụ tại vùng II chiến thuật.  Được một chỗ như tôi, nếu không phải là “COCC” (con ông cháu cha) th́ hẳn phải là con nhà giầu, có thế lực, nếu không th́ phải cúi đầu vâng vâng dạ dạ…  Chỉ cần bà lên tiếng th́ cả khối người xin vào ngay.  Bà chưa kịp phản ứng, th́ xếp tôi vội ngăn cản giảng ḥa, không khí bữa cơm trở nên ngột ngạt, lănh lẽo, vô vị.

 

Tôi nuốt cơm không vô, bèn lấy xe ra phố ngồi uống bia….Đường sá vắng tanh, tôi mới nghĩ ra là đă quá khuya rồi, v́ thấy mấy anh quân cảnh, an ninh cứ lảng vảng gần đó.  Tôi sực nhớ ra v́ xe tôi đi mang bảng số “001” của Bộ Tư Lệnh, trước kia là xe của cựu Đại Tá Tư Lệnh.

 

****

Rồi…ngày lại ngày qua, tôi vẫn giam hăm ḿnh trong cái “Văn pḥng Tư Lệnh”, g̣ bó trong các công việc hành chánh, tham mưu nhàm chán.  Tôi ngồi mà đếm từng thời gian qua đi, lấy đi từng mảng lớn cuộc đời ḿnh, lấy đi cái tuổi trẻ, lấy đi cái tự do…. Tôi như con hổ nhớ rừng, nhớ thung lũng Ia Drang, nhớ Đức Cơ, nhớ những cánh rừng sâm mầu tím nhạt ngút ngàn.  Vào những buổi sáng mờ sương vó ngựa tôi lướt qua như bay trên tấm thảm thần trong chuyện cổ tích xa xưa nào đó.

 

Tôi nhớ những buổi sáng ngồi trên ḿnh ngựa đùa giỡn với đàn công trên những cánh rừng già, đường Ban Mê Thuột.  Thỉnh thoảng lặng lẽ lén nh́n chúng thướt tha lượng ḿnh trong khúc điệu “nghê thường vũ y” của các nàng tiên nữ trên cung quảng hàn.

 

Tôi nhớ có một đêm trời thật lạnh, sương mù dầy đặc, chúng tôi ngồi quanh bếp lửa hồng ś sụp húp từng chén cháo nóng và nhậu thịt con kỳ đà với rượu đế mua từ một tiệm chạp phô của người Tầu ở dốc cầu 110.  Tôi nuối tiếc những thứ ấy lắm.  Sau nhiều đêm trằn trọc, nghĩ suy về cái thân phận của ḿnh.  Tôi có quyết định.

 

Một buổi sáng, trong giờ làm việc, tôi chính thức bước qua văn pḥng làm việc của ông ta:

- Thưa Trung Tá, trước kia Trung Tá có hứa là khi nào chị và các cháu về đây th́ cho tôi về lại Thiết Giáp.  Vậy hôm nào thuận lợi, xin Trung Tá cho tôi về Thiết Giáp.

- Tôi không quên lời hứa ấy, và tôi sẽ cố gắng t́m người thay thế, ông ta đáp.

Ông ta bảo t́m người thay thế cho tôi đi, nhưng thực tế là cả hai ông bà bàn tính với nhau t́m kiếm một sợi tơ hồng thật chặt để trói chân tôi lại.

 

Phải nói, cả hai ông bà đều có tính khoan ḥa độ lượng, nếu không th́ họ đă tống khứ con ngựa chứng này từ cái đêm hôm ấy rồi.

 

****

Một tiếng sét ái t́nh trong tim,

Một mối t́nh sóng gió,

Một đám cưới nhiêu khê, và

Một đứa con h́nh thành trong lửa đạn…

 

****

Thủa bấy giờ, ông Tướng Tư Lệnh Vùng II sống độc thân tại chỗ nên bổ nhiệm cho phu nhân của xếp tôi làm Hội Trưởng hội BTGĐBS (Bảo Trợ Gia Đ́nh Binh Sĩ) Vùng 2 Chiến Thuật.  Trong trách vụ này, bà ta thường xuyên phối hợp, tiếp xúc với các bà Hội Trưởng của các Khu Chiến Thuật, Tiểu Khu, các Trưởng Pḥng CTCT (Chiến Tranh Chính Trị), TLC (Tâm Lư Chiến) và XH (Xă Hội).

 

Nhiệm vụ chính của các bà là thường xuyên thăm viếng gia đ́nh binh sĩ và ủy lạo thương bệnh binh.  Thỉnh thoảng tổ chức những đêm văn nghệ giúp vui cho các binh sĩ trấn đóng trên các tiền đồn xa xôi hẻo lánh hoặc các đơn vị hành quân trên chiến trường lớn vào dịp lễ Giáng Sinh chẳng hạn.  Xung quanh bà ta dĩ nhiên là có nhiều bà, nhiều cô…và trong số ấy, bà định làm mai cho tôi một cô “Trưởng Pḥng”.

 

Trong một câu chuyện gẫu, ông Tướng Tư Lệnh nói đùa “Cô mà lấy chồng Thiết Giáp, tôi sẽ chấp thuận cho chú rẻ đi rước dâu bằng xe M113 kết hoa.

 

Cô này xinh xinh, duyên dáng, lịch duyệt và có óc tổ chức, dĩ nhiên là quán xuyến nữa.  Nhưng, cái nhưng ấy là cô ta phạm vào điểm tối kỵ của tôi là từ thửa thiếu thời tôi thường nghe mấy bà, mấy chị hát ghẹo:

 

“Ví dầu chồng thấp vợ cao,

Vợ kêu, chồng dạ, bẩm bà tôi đây.

 

Cái câu này nó đă ăn sâu vào trong tiềm thức tôi có cơ hội là nó trổi dậy, nhắc nhở tôi.  Cô ta hơn tôi về cấp bậc, cả chức vụ nữa.  Tôi không bao giờ thích đứng nghiêm chào vợ ḿnh giữa chốn ba quân.

 

Hồi tưởng lại thủa học tṛ hoa mộng, định mệnh trớ trêu nào đó đă đùa bỡn đẩy đưa tôi quen thân với một tiểu thơ trâm anh đái các, kín cổng cao tường.  Cha nàng là một viên chức cao cấp trong chánh quyền Saigon.  Mẹ nàng làm chủ một cơ xưởng sửa xe và mấy chục cái xe Taxi cho muớn.  Mầy đứa bạn nó bảo nhà cô ta c̣n có tầu đi Miền Trung và đồn điền ở Blao nữa.

 

Tầu đi Miền Trung th́ không nghĩa lư ǵ với tôi cả, cho dù là cả một đội thương thuyền như của vương hầu Ithamar, cha của Ben Hur đi chăng nữa.  Nhưng cái đồn điền Blao th́ tạo cơ hội cho tôi có được cái thủa ban đầu luyến lưu của tuổi học tṛ.

 

Một ngày Chúa Nhật, tôi đến thăm nàng, tṛ truyện tới trưa; khi bà vú già mời xuống ăn cơm, nàng bảo dọn vào pḥng của nàng để hai đứa vừa ăn cơm vừa tṛ chuyện v́ cả nhà đều đi vắng.  Cả nhà đi lên đồn điền hay vườn cây ǵ đó ở Blao.  Đó là lư do tôi thích cái vườn cây hơn là tầu bè.

 

Hai đứa tôi nói với nhau chuyện ǵ?  Chỉ là chuyện vẩn vơ, vơ vẩn.  Nàng th́ hồn nhiên vô tư lự, tôi c̣n vẫn dại khờ.  Chúng tôi như hai đứa trẻ trong chuyện thần tiên:

 

Ngẩn ngơ hai trẻ t́m hoa rụng,

Mơ chuyện thần tiên nghĩ vẩn vơ,

Vẩn vơ với vo vẩn…

 

Trời sinh tôi ra để mà mơ với mộng, mộng với mơ mặc dù tôi không thích buông ḿnh trôi theo ảo ảnh của cuộc đời.

 

Chuyện tôi với nàng phải chăng cũng chỉ là hư ảo?  Nhưng dù sao đó quả là một hiện thực, dù hiện thực này chỉ xẩy ra trong các trường thiên tiểu thuyết t́nh sử của một thời xa xưa nào đó đă lâu, lâu lắm rồi, trong thi ca lăng mạn.

 

*****

 

Thế rồi vào một buổi chiều năm 1963.  Giờ định mệnh điểm, ngay sau cuộc biến động chánh trị lớn ở Saigon.  Tôi với nàng vĩnh viễn xa nhau.

 

Nàng sang Pháp du học (cùng với 3 anh em), c̣n tôi th́ vào lính rồi đi tù cho đến tàn cả đời trai.

 

Tôi nghĩ rằng, trên đời này từ việc nhỏ đến việc lớn, từ con người cho đến xă hội, quốc gia và thế giới, tất cả đều theo sự tuần hoàn của vũ trụ.  Ngay cả một viên ngói rơi, một cây đổ và đổ vào khi nào, có đổ trúng ai không? đều do bàn tay nào đó sắp đặt; hay nói khác hơn là định mệnh đă an bài rồi.

 

Một buổi chiều thứ Sáu, sau khi tan trường, tôi về nhà, cơm nước nghỉ ngơi rồi ngủ một giấc nhẹ, đến 12 giờ đêm đi xe khuya lên Saigon.  Rời bến xe, tôi đến nhà nàng.  Tôi đi thẳng vào trong v́ cổng rào không khóa - lại “cổng rào”.  Không khóa, anh cứ vào đi “như năm xưa, buổi ban đầu tôi mới gặp nàng.”

Nàng đang ngồi đọc sách trên ghế sô pha.

- Anh ăn sáng chưa? Chi nhờ chị vú dọn cho.

- Thôi khỏi đâu, anh không cần ăn.   Tôi đáp.

Rôi hai đứa tiếp tục tṛ chuyện đến gần trưa.  Chúng tôi nói với nhau những chuyện ǵ?  Bây giờ nếu ai có hỏi tôi cũng không nhớ nổi.  Nếu là đôi trai gái nói chuyện yêu đương th́ cho dù thời gian bao lâu cũng không đủ.  Nhưng ở đây, tôi với nàng chỉ là bạn, vả lại tôi là đứa con trai nghèo nàn ở tỉnh lẻ, ít biết ăn nói, không b́ được với mấy cậu công tử c̣n nhà giầu và quyền thế ở Saigon.

 

Bất chợt nàng bảo tôi:

- Ở “Lê Lợi” (rạp chiếu bóng thường trực ở đường Lê Thánh Tôn, thường là nơi họp mặt của học sinh, sinh viên và giới trẻ Saigon) có một phim mới hay lắm (chắc chắn không phải là phim “Love Story” rồi, v́ h́nh như phim này ra đời 10 năm sau.

- Anh đi xem đi.  Tôi bảo:

- Chi cùng đi với anh nhé.

- Chi xem rồi, anh đi đi.

- Vậy th́ anh không đi.  Ở nhà nói chuyện vui hơn.

- Thôi để Chi cùng đi với anh, để anh đi một ḿnh tội nghiệp.

- Chừng nào ḿnh đi.

- Khoảng 2 giờ chiều nó bắt đầu vào phim.  Nếu anh không có việc ǵ, th́ ăn cơm trưa ở đây, rồi 1 giờ 30 ḿnh đi.  Tôi đáp:

- Anh cần qua thăm người anh, anh sẽ trở lại đây trước 1 giờ 30 rồi cùng đi.

 

Tôi qua nhà anh Tư thăm anh chị; định ăn trưa xong, sẽ trở lại.  Gần 1 giờ 30 mà ảnh c̣n đi nhậu nhẹt đâu đó chưa về.  Chị Tư bảo:

- Chú có việc, cứ đi đi, ảnh nhậu nhẹt biết tới bao giờ.  Tôi rất thương yêu và tôn kính anh như một người cha, nên không dám đi, trước khi ảnh về.

 

Khi anh tư về, tôi chào từ giă.  Từ nhà tôi ra tới đường cũng mất hơn 5 phút.  Thật là một ngày rủi, hôm đó không đón được Taxi.  Hơn 10 chiếc đi qua, chiếc nào cũng có khách.

 

Tôi đến nhà nàng trễ hơn 15 phút.  Nàng ngồi trên cái ghế sô pha ban sáng, mặc áo dài trắng học tṛ nhưng đôi má điểm phơn phớt hồng.  Tôi quen nàng cả ba năm nay chưa bao giờ tôi thấy nàng trang điểm.

- Xin lỗi Chi, anh tới trễ quá.

- Không sao đâu, thôi ḿnh đi - Nàng bảo.

Vừa bước xuống thềm nhà th́ ba má nàng cũng vừa xuống xe bên garage, bước qua:

- Tụi con đi đâu đây?  Má nàng hỏi.

- Con đưa anh Phương đi xem phim ở Lê Lợi – Nàng đáp.

- Không được đâu con.

- Sao vậy má.

- Ba má từ Saigon mới về.  Sinh viên biểu t́nh lớn ở khu Đại Học Văn Khoa.  Cảnh sát kéo kẽm gai chận đường và bắn cả lựu đạn cay.  T́nh h́nh rất sọi sục, nguy hiểm lắm, chúng con đừng đi.

- Có sao đâu má - Nàng trả lời.

- Má bảo không được mà, hai đứa ở nhà đi.

Đột nhiên nàng trở nên cương quyết.

- Có chết là cùng, có ǵ mà phải sợ - Má.

Rồi nàng nắm tay tôi kéo đi.

- Thôi ḿnh đi, đi anh, trễ rồi.

Má nàng bảo:

- Trời ơi! Má bảo không được má.

Tôi đứng trơ trơ, như Từ Hải chết đứng giữa trận tiền.  Ba nàng cũng đứng cười gượng.  Không khí hết sức căng thẳng.  Má nàng bảo:

- Phương, con khuyên Chi dùm bác đi con.

Dĩ nhiên là tôi phải khuyên.  Nàng vẫn chưa hết bực dọc.  Mẹ nàng tiếp:

- Thôi con vào bảo chị bếp lo cơm cho anh Phương con ăn cơm chiều ở đây.  Và, đó là buổi chiều cuối cùng chúng tôi gặp nhau.

 

Cảm đề một buổi chia tay

-o O o-

 

Anh đă hẹn nhưng anh đà đến trễ

Ḷng em buồn, em đâu nỡ trách anh

Cho dù chỉ, một lời rất nhẹ

Anh đă hẹn, cớ sao anh đến trễ

Để đường đời, đôi ngả đôi nơi.

Gót chân son, em đến miền hoa thơm cỏ lạ

Anh trở về gánh vác nợ non sông.

Bạn t́nh anh là gió núi mây ngàn

Là núi núi, rừng rừng – núi rừng trùng điệp

Ia Drang – “Tử thần trung lũng”

Pleime, Đức Cơ, Phượng Hoàng (1)

Núi rừng thiêng liêng là cơ đồ của Tổ Quốc

Có phải đâu là nơi huyết nhục tương tàn?

Tam Biên Banhet – nơi giao lưu ba nước

Phải đâu là cổng chào đón rước giặc cướp xâm lăng

Cháu con của cáo Hồ - đă thành tinh thành quỷ

 

****

Anh không hẹn, nhưng ngựa hồng (2) dẫn đến

Mái hiên nhà “Lệ Ngọc (3) năm nao

Nh́n cánh lan rừng, anh chợt thấy xuyến xao

Tưởng như ánh mắt năm xưa lặng nh́n

Gió nhẹ thoảng, hương lan ngây ngất

Chừng như hơi thở tỏa hương trinh.

 

****

Anh không hẹn, nhưng anh vừa chợt thấy

Chiếc cầu ṿng, ai bắt từ trời cao

Ắt cho Chức Nữ t́m về Ngưu Lang

 

****

Anh không hẹn, nhưng hoàng hôn cứ đến

Lời cuối cùng, anh không lỗi hẹn với em.

 

(1)-Núi Phương Hoàng gần Đức Cơ.

(2)-Nhuốm bụi đỏ Pleiku.

(3)-Thác Lệ Ngọc, Làng Thanh An (Pleiku)

 

****

Trở lại chuyện mai mối.  Phu nhân của xếp tôi có nhiều cô em bạn d́, toàn là những gia đ́nh có tiếng tăm và giầu có ở các tỉnh lỵ nhỏ bé miền Cao Nguyên này.

 

Ban đêm, khi rảnh rỗi, bà rủ tôi đi thăm họ.  Trời sinh tôi ra vốn khờ khạo, chậm lụt trong việc đối đáp và không biết ăn nói, nhưng bù lại cho tôi cái giác quan thứ sáu rất mạnh.  Tôi không dám nói là đọc được tư tưởng người khác, nhưng thường cảm nhận được ư nghĩ của họ.

 

Qua những lần tiếp xúc chuyện tṛ, tôi cảm thấy họ thường đứng trong vị thế là bà con của ông bà Tư Lệnh.  Dĩ nhiên là tôi cũng đứng rất vững trên đôi chân của tôi, dù là nhỏ bé. Thành thử công việc không đi tới đâu cả.

 

Một buổi sáng chúa nhật, cũng như mọi ngày chúa nhật khác; sau khi ăn sáng xong, tôi vào nhà thờ Sư Đoàn chờ ông ta ra, để cùng vào Bộ Tư Lệnh nghe thuyết tŕnh.

 

Tan lễ, bà hăm hở đi về phía xe tôi:

- Chú có thấy cô tóc dài, mặc áo dài trắng không?

- Dạ không. Tôi đáp.

- Cái cô đi chung với cô T… đó.

- Em cũng không thấy cô T…nữa.

- Chú này thiệt là…

Vừa lúc ấy xếp tôi bước đến chỗ chúng tôi

- Bữa nay, anh có ǵ cần chú lên BTL không? Bà ta hỏi.

- Cũng không có ǵ cần.  Ông ta đáp, rồi nói:

- Mấy người muốn đi đâu th́ đi.

Vậy là bà bước lên xe tôi ra “nhà nàng”. Qua mấy phút hàn huyên ấm lạnh, “bà mai” vô đề:

- Lâu quá rồi, không có dịp đi thăm rẫy cà phê của d́ dượng, thỉnh thoảng muốn ghé, nhưng không nhớ rơ chỗ nào, vả lại cũng không có ai đưa đi để mở cổng.  Cha nàng bảo:

- Hồng, con đưa chị ba xuống rẫy chơi đi.

Vậy là tôi được cơ hội đi thăm vườn nhà nàng.  Lại tới chuyện cái vườn.  Cái vườn năm xưa là một sự t́nh cờ ngẫu nhiên.  “Cái vườn” bây giờ là một chủ định.

 

Đến nơi “bà mai” và hai cô con gái tách riêng để tôi với nàng tṛ chuyện.  Chuyện ǵ đây?  Khó nói quá, nhập đề ra sao?  Không lẽ nói về Cao Nguyên gió lạnh mưa mùa hay Kontum trời mưa trời nắng ra sao vậy cô?

 

Đi tới giữa vườn mà cả hai vẫn c̣n thinh lặng.  Thỉnh thoảng trong sương mai, hương thơm của hoa cà phê ngạt ngào làm tôi ngây ngất tưởng như mùi hoa thiên lư trên mái tóc nàng.

“Tóc em dài, em cài hoa thiên lư…”

Tôi muốn ví von như vậy, nhưng thốt chẳng nên lời.  Văn chương, chữ nghĩa đi đâu mất cả rồi, dù trước kia tôi là một giáo sư Việt Văn (*). 

Về nhà “bà mai” hỏi tôi:

- Em thấy cô ta ra sao?

- Cô ấy có mái tóc dài nên thơ và trữ t́nh lắm.  Tôi đáp.

 

Ít hôm sau, bà ta gọi pḥng TLC liên lạc với MACV mượn một cuốn phim về chiếu tại nhà và tôi tự nguyện làm tài xế đi đưa đón nàng.  Lần này th́ cóc mở miệng.

 

Rồi ngày lại ngày, chúng tôi gặp nhau cũng đôi ba lần và thường t́m hiểu t́nh cảm nhau qua các “đài tiếp vận”.

 

Vậy mà chiến xa tôi đă bị mái tóc dài óng ả kia, như có một ma lực vô h́nh nào đó quấn chặt, không c̣n chạy được nữa.

 

Ba tuần lễ sau, tôi đi cùng xếp xuống Nha Trang.  Ông ta đi dự một phiên họp với các Tư Lệnh vùng, Khu, tại BTL Quân Khu, dưới quyền chủ tọa của Chủ Tịch UBLĐQG.

 

Họp xong, mấy xếp lớn đi dự dạ tiệc và nhẩy đầm.  Tôi lái chiếc xe Jeep của Đại Tá CHT BCH2TV, chạy chơi một ṿng thành phố, rồi ghé vào một Kios trên bờ biển, ăn cơm tối, uống bia và nh́n trời để đếm các v́ sao.

 

Trong phút chốc, tôi đă trở về với con người trầm mặc cố hữu… Từ xa khơi vọng lại tiếng th́ thào, hơi thở của trùng dương, đưa tôi đi xa ngàn dậm với thực tại.

 

Hướng về sao chức nữ, tôi cố t́m xem “sao bổn mạng” của nàng và tôi có đi cùng một quĩ đạo không?

 

Quá khuya, xếp tôi về.  V́ trời c̣n nóng, cả hai trăn trở không ngủ được, tôi hỏi xếp:

-Tụi em quyết định lấy nhau, như vậy có nên chăng?  Hay quá hấp tấp, e không đủ thời gian, thử thách, t́m hiểu nhau.

Quả thật, trên đời này, không có ai ngốc bằng tôi.  Ai mà đi hỏi “ông mai” có nên lấy cô ấy không?

 

Chưa đầy tháng sau, nhân có chuyến đi công tác áp tải tiền bạc cho Ty Ngân Khố, bố mẹ nàng đồng ư để nàng đi.  Cho tôi theo hộ tống và tạo cơ hội để ra mắt mẹ tôi.

 

Về tới Saigon, tôi gọi điện thoại về tỉnh mời mẹ lên Saigon có việc khẩn cấp mà không nói rơ việc ǵ.  Tội nghiệp, tôi làm mẹ tôi lo sợ v́ hồi đó có con đi quân đội miền Cao Nguyên th́ dữ nhiều lành ít.

 

Trông thấy nàng dâu tương lai xinh đẹp, mẹ tôi mừng lắm, cũng mừng v́ tôi chịu cưới vợ chứ không phải ngồi chờ cái cô đi Tây, theo bà nghĩ.

 

****

Mẹ tôi đích thân lên Kontum để làm lễ hỏi vợ cho tôi và ông bà mai đại diện cho nhà trai.  Trong buổi lễ, mẹ tôi ngỏ lời: “Nếu bên đàng trai muốn xem ngày lành tháng tốt để làm lễ cưới, có ǵ trở ngại không?  Dĩ nhiên bên nhà gái chấp thuận.

 

Rồi không biết v́ mẹ tôi nóng ruột muốn sớm có nàng dâu hay v́ mấy ông thầy tướng số mà chọn ngày cưới quá cần kề.

 

Chuyện cũng không khó khăn, trở ngại ǵ cho gia đ́nh đôi bên; nhưng rồi đất bằng lại dậy sóng từ bên ngoài đưa đến.

 

Nàng là cô gái đẹp ở tỉnh (tôi không dám nói là hoa khôi) nên không biết bao nhiêu chàng trai đeo đuổi.  Trong số ấy có anh chàng Trưởng Ty, Trưởng Sở ǵ đó trồng cây si trước nhà đă khá lâu, nay bị phỗng tay trên nên tức giận bèn tŕnh với Cha Sở: “Cuộc hôn nhân này có ngăn trở v́ tôi chưa được rửa tội theo phép đạo mà nhà gái đă cho làm lễ hỏi, đồng thời cha Tuyên Úy bên trai chưa điều tra kỹ lưỡng mà đă chứng nhận độc thân.  Theo anh chàng đó th́ cái bộ mặt già khú đế của tôi ít ra cũng có hai ba đời vợ rồi và con rơi con rớt chắc cũng rải khắp bốn vùng chiến thuật, làm sao tin được mấy ông nhà binh.

 

Quả thật là cái mặt tôi ngố và già nữa, mắt lại một mí, lù đù, nên trông càng già thêm khi cha vợ tôi lên tŕnh cha sở để làm phép hôn phối, ngài khăng khăng khuớc từ và yêu cầu chờ đợi một thời gian để điều tra kỹ lưỡng hơn.

 

Đó là một sự bẽ mặt cho gia đ́nh bố mẹ vợ tôi và cả cha Tuyên Úy đă chứng nhận cho tôi nữa.  V́ t́nh trạng bất khả kháng, cha vợ tôi bèn lên tŕnh trên Ṭa Giám Mục, Đức Cha Setz phát quyết:

-Nêu cha sở không làm phép cưới, ngài chỉ định cha…anh của nàng thực hiện.  Gia đ́nh c̣n đang phân vân v́ không muốn làm mích ḷng cha xứ.

 

Mấy ngày sau, nàng bị cảm cúm ǵ đó, nghỉ ở nhà mấy hôm mới đi làm lại được; nhưng vẫn c̣n phải mặc áo ấm.  “Đối phương” bèn giăng thêm một đ̣n tàn độc hơn: “Không chừng ốm nghén chứ ǵ?”

 

Việc này đă xúc phạm nặng nề đến danh dự một gia đ́nh công giáo kỳ cựu, nổi tiếng là đạo hạnh ở đây.  Cha nàng là một chức sắc cao cấp trong  giáo sứ và anh trai nàng là một vị linh mục khả kính.

 

Thủa học tṛ, tôi thường đọc đi đọc lại một cách say mê tác phẩm “Người sói Mowgli” (The Mowgli Wolf) của Rudyard Kipling (Joseph) giải thưởng Nobel về văn chương năm 1907.

 

Ông ta đă lên án xă hội loài người.  Trong đó “con người không có tính người, nhưng vẫn luôn luôn tự phong là sinh vật thượng đẳng trên quả tinh cầu này.  Trong khi loài dă thú, mẹ sói, lại cưu mang con người.  V́ ḷng hy sinh và yêu chuộng lẽ công bằng nên đem trả “con người” về cho loài người.  Nhưng loài người lại chối bỏ đồng loại của ḿnh.

 

Cũng trong thời gian này, cha xứ công bố ngài phải đi dưỡng bệnh hay trị bịnh ǵ đó ở Đà Lạt! Cả hai gia đ́nh chúng tôi đều hết sức phiền muộn về việc này nên không tiến hành lễ cưới dù được phép của Đức Giám Mục.

 

Cha của nàng báo tin cho cha xứ là hai gia đ́nh sẵn sàng chơ đợi một thời gian vô hạn định để cho cha được vui ḷng và để ngài xem cái bụng của cô dâu có ph́nh to lên không? Như miệng lưỡi của kẻ ác tâm.

 

Rốt cuộc, cái bụng nàng không ph́nh lên mà cái eo nàng càng thon nhỏ.  Thời gian cứ trôi như nước chẩy dưới cầu và việc ǵ rồi cũng qua đi….

Đến khi phấn sáp trôi đi hết th́ cái bộ mặt thật của con người ḷi ra.

 

****

Gia đ́nh nhà gái rộn rịp tổ chức đám cưới.  Như trên đă nói, gia đ́nh nàng và cả bà con vọng tộc đều có bề thế ở Kontum nên muốn làm đám cưới cho trọng thể (em của vị linh mục mà)

Họ chê cái nhà hàng ở đây nấu ăn phục dịch không ra ǵ nên các gia đ́nh họp nhau tổ chức nấu nướng, thết tiệc.

Bà mẹ vợ tương lai của tôi đề nghị: heo, gà, ḅ, th́ xoàng quá, nên có thêm món đặc biệt.  Đó là “thịt trừu” rất được cha cố, nhất là các cha cố Tây ưa thích.  Ở Kontum làm ǵ có ai nuôi trừu.  Muốn có, phải đi nhà thờ An Khê (gần Qui Nhơn) với đường xa khoảng 200 Km.

Bà mẹ vợ tôi xung phong lănh phần trách nhiệm.  Bà là một đầu bếp trứ danh, nổi tiếng các món thịt rừng và từng nấu thịt trừu cho các cố Tây ở Ṭa Giám Mục.  Bà bảo tôi là nếu có xe th́ bà sẽ đi mua.  Tôi nói với bà là xe th́ không khó ǵ, nhưng đường xa quá, cũng không an ninh ǵ, mà mai đă đăi tiệc, lỡ về không kịp th́ sao?  Bà bảo tôi là không hề ǵ đâu.

Sáng sớm, anh tài xế xe Dodge (3/4 tấn) chở bà đi mua trừu.  Tôi đi làm.  Tới xế chiều tôi gọi về nhà, bà cũng chưa về.  Sau 4 giờ chiều tôi gọi xuống Tiểu Khu Pleiku và các đơn vị Thiết Giáp giữ đường Kontum-Qui Nhơn cũng không ai thấy tâm dạng đâu.  Năm giờ rưỡi chiều, tôi bảo toán quân cảnh ở lại hộ tống xếp.  Tôi về nhà bỏ cây AR15 lên xe, tài xế Phú trèo lên.  Tôi bảo “Đây là việc riêng của tôi; tôi không muốn phiền anh, nhưng anh ta không chịu.”

Tôi chạy tới “đồi cát trắng”, ngă ba vào trại LLĐB Plei Te (Tou Mơ Rông), tôi thấy chiếc xe chở trừu nằm vạ.  Anh tài xế K. Sor loay hoay măi mà không sửa được.  Tài xế Phú sửa cái bơm xăng nên xe di chuyển được, nhưng không suông sẻ lắm, ́ ạch chạy rồi cũng qua khỏi chân núi Chư Pao.  Tôi thở ra cái ph́ nhẹ nhơm.

Về tới gần Kontum, th́ gặp trại Lôi Hổ án ngữ.  Sau 8 giờ tối, họ không cho ai đi qua, dù là ông nào. Sau cùng, tôi sực nhớ ra, anh cô cậu của nàng làm Chỉ Huy Phó ở đó.  Vậy là thoát.

Về tới nhà đă hơn 9 giờ tối, bà con đang chờ đợi.  Tôi quá mệt mỏi và mấy chú trừu lại kêu lên inh ỏi.  Bực ḿnh quá tôi nói: “Tụi bay có im đi không? Trừu ơi là trừu.”  Quả là vô lễ và vô ơn đối với bà mẹ vợ đă lo lắng cho ḿnh, nhưng bà rộng lượng không trách móc ǵ tôi cả.

Đám cưới của chúng tôi quá trọng thể và linh đ́nh ngoài sức tưởng tượng của tôi.  Nó không lăng mạn và độc đáo như trong “Mầu tím hoa sim.”

Tiệc tùng kéo dài tới 2 ngày đêm.  Phải khoản đăi cha cố và quan khách lớn một ngày trước phép hôn phối, v́ không thể đăi khách c̣n lại sau đêm Tân Hôn được.

Tôi th́ không thích ồn ào như vậy, nhưng hết sức cảm động và biết ơn sâu xa các đấng sinh thành đă hy sinh cho vợ chồng tôi như vậy.

Sau buổi tiệc đêm thứ hai cũng là đêm chót.  Khi những khách trẻ cuối cùng ra về, mọi người quây quần lại dọn dẹp. “Cảnh chợ chiều” nó bề bộn và vất vả làm sao.  Theo chương tŕnh là ngày mai phải đưa dâu về Saigon, nên mọi việc phải thu xếp cho xong để hoàn trả lại các gia đ́nh cho mượn dụng cụ.  Tất cả mọi người đều làm việc nên cô dâu ngại ngùng không dám ra về với chú rể.

Hơn hai tiếng đồng hồ chờ đợi, tôi hết sức bồn chồn và sốt ruột, đứng ngồi không yên.  Chú rể nào th́ chắc cũng như tôi thôi.

Gần 2 giờ sáng công việc mới xong.  Tôi thấp thỏm ra xe định “đưa nàng về dinh”.  Nàng thẹn thùng bẽn lẽn, nói nhỏ với tôi:

- Hay là anh ở đây với em đi.  Ngoài đó lính tráng không.  Sáng ngủ dậy trông thấy họ kỳ quá anh à.  Tôi hóm hỉnh trêu nàng:

- Có ǵ đâu mà kỳ.  Mặt nàng đỏ bừng lên.

Nói vậy chứ tôi rất thông cảm sâu xa hai chữ “kỳ quá” nàng dùng, nên đành phải chịu thôi.

 

****

Sáng ngày thứ nhất của tuần trăng mật của chúng tôi, mọi người đều lo thư xếp hành trang để đưa cô dâu về nhà chồng.

 

Sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, mọi người ra sân bay trước 1 giờ chiều để đáp chuyến bay dự kiến cất cánh lúc 2 giờ.  Lại một phen chờ chờ, đợi đợi.  Gần 2 tiếng đồng hồ mà không thấy phi cơ xuất hiện ở chân trời.  Lại một phen bồn chồn sốt ruột như tối hôm qua.

 

Măi đến 3 giờ chiều phi cơ mới đến và khoảng một giờ sau th́ cất cánh.  Lên phi cơ, tôi nói đùa với cô vợ mới cưới:

 

Chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa,

Mai sau cha yếu me già,

Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng.

 

Nàng véo tôi đau điếng, rồi hỏi:  Tại ai?

 

Phi cơ về tới Saigon th́ trời đă chập tối.  Thời tiết xấu, trần mây lại thấp, không đáp xuống được, nên phải bay ṿng ṿng trên không phận để chờ cơ hội.  Mưa to, gió mạnh giật từng cơn nên phi cơ cứ trồi lên trụt xuống như thuyền nhẩy sóng, làm hành khách ói mửa lung tung.

Khi chiếc xe ca đưa hành khánh đến trạm hàng không gần ga xe lửa Saigon th́ đă hơn 8 giờ tối.  Tài xế hai chiếc xe ra đón chờ không được vừa mới đi ăn cơm.  Phải chờ thêm nửa tiếng nữa họ mới quay lại v́ hồi đó không có cell phone nên không thể gọi họ được.

 

Rốt cuộc, cả đoàn khi về tới khách sạn trong Chợ Lớn th́ đă hơn 9 giờ tối.  Tắm rửa, ăn cơm tôi xong th́ đă quá khuya.  Vợ chồng tôi quá mệt mỏi nên đi nghỉ.  Vả lại, chúng tôi cũng không muốn cái đêm huyền diệu thần tiên đó lại xẩy ra ở nơi này.

 

****

Sáng ngày thứ hai của tuần trăng mật, mọi người đều phải thức dậy lúc 4 giờ sáng, ăn lót ḷng cho đỡ dạ, rồi lên xe trực chỉ về miền Tây mong sao qua được 2 chuyến đ̣ (bắc Mỹ Thuận và bắc Cần Thơ trong ngày.)

 

Đến bắc Mỹ Thuận, tất cả hành khách đều phải xuống xe đi bộ qua đ̣.  Nhân cơ hội đó, mọi người đi “xả bầu tâm sự” và mua quà cáp.  Ở đây nổi tiếng về ổi xá lị, xoài cát, mận hồng đào và ốc gạo.

 

Vợ tôi và cô phù dâu kéo nhau đi t́m nhà vệ sinh.  Theo bảng hướng dẫn, cả hai đi về phía “hầm cá vồ”.  Đó là một cái ao lớn có thiết trí khoảng hơn 10 chỗ ngồi, che phên nứa sơ sài. Người Miền Nam chúng tôi vốn mộc mạc đơn sơ nên gọi đó là “hầm cá vồ” hay “cầu cá vồ” cũng không sao.

 

Sau này khi Cộng Sản Miền Bắc “giải phóng” được Miền Nam mới đem luồng “ánh sáng văn minh ưu việt xă hội chủ nghĩa”, soi rọi dậy dỗ người Miền Nam, biết sống sao cho phù hợp với “nếp sống văn hóa mới” và người ta đă dùng mỹ từ “ao cá bác Hồ” để gọi thay “cầu cá vồ cho có thanh tao hơn”.

Cũng từ dạo ấy, mấy con “cá vồ xă hội chủ nghĩa” nó cũng phấn khởi, hồ hởi hơn lên bội phần, lúc nào cũng ăn to, quẫy mạnh, no bụng và cũng no cả mắt nữa, nên ḿnh mẩy bóng lộn và mắt cũng sáng ra.

 

Cô phù dâu xân xái ngồi vào.  Chỉ nghe tiếng “chủm” là tiếng rồ rồ dậy lên, nước bắn tung toé.  Cô ta hoảng hồn kéo quần lên, đứng dậy chạy vào bờ.  Cô ta vừa thở hổn hển vừa nói:

- Kinh khủng quá, nó suưt cắn trúng em. 

Tôi bảo:

- Nó không thể nhẩy tới cô được.  Cứ tiếp tục đi.

- Em không dám xuống nữa, cô ta bảo.

- Vậy th́ phải chờ tới nhà tôi vậy.

- C̣n bao lâu nữa?

- Khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ nữa, tôi bảo.

- Em không thể nín lâu như vậy được.  Làm sao đây?

Cuối cùng, phải nhờ anh tài xế vào xin đi nhờ nhà cầu trong quán cơm.

 

Về gần tới nhà tôi, cả xóm ào ra xem mặt cô dâu.  Mấy cô học tṛ của tôi biết tin cũng kéo đến v́ nghe đồn thầy cưới cô Sơn Nữ Phà Ca ở xứ Thượng.

 

“Sơn Nữ Phà Ca” là một thiên t́nh sử vang bóng một thời và thường được tŕnh diễn trên sân khấu cải lương thời đó.  Lũ trẻ c̣n nhau nháu:

- Cô dâu đẹp như tiên vậy.  Đứa khác lại nói:

- Mà sao kỳ vậy.  Mọi mà không có đuôi, lạ quá.

Không biết cô vợ mới cưới của tôi có nghe chăng?

 

Tối đến, sau khi cơm nước xong xuôi, chúng tôi sắp về pḥng, mẹ tôi kéo tay tôi lại nói nhỏ:

- Tối nay bảo vợ con xuống đây ngủ với mẹ.

- Sao lạ vậy mẹ, tôi thắc mắc.

Mẹ tôi bảo:

- Tại v́ chưa đăi tiệc.

Tôi mới vỡ lẽ th́ ra: “Nếu chưa đăi khách th́ chưa động pḥng.”

 

Sang ngày thứ ba của tuần trăng mật, chúng tôi được nghỉ ngơi lấy sức, v́ là một ngày trừ bị, pḥng hờ xe bị kẹt bắc phải ngủ lại dọc đường.

Tôi có dịp đưa nàng đi thăm viếng quang cảnh ở đây. 

Cái nhà thờ Công Giáo trước tiên – dĩ nhiên rồi.  Sau đó tôi đưa nàng đi viếng các chùa Miên - với tôi là kiến trúc đặc thù của một nền văn minh cổ đại thuộc đế quốc Khmer, một thời xưa vang bóng, nay đă đi vào lịch sử từ mấy mươi ngàn năm ǵ đó.

 

Người Miên họ rất sùng bái đạo Phật, nên đă hy sinh cả tiền tài, công sức để xây dựng chùa chiền, thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Mỗi chủa đều có một chiếc “ghe ngo” – ghe đua.  Nó là biểu tượng cho tinh thần thượng vơ và thể thao, là sức mạnh và sự giầu sang phồn thịnh của làng.

 

Chiếc ghe này dài khoảng 30 mét?; làm bằng cây “độc mộc”, móc ruột ra để làm khoang chèo, lại là chèo đôi nên phải là cây cổ thụ thật to.  Tôi nghĩ, có lẽ bắt nguồn từ các rừng già bên Cambodge họ đốn được, dùng voi kéo và thả bè xuống theo sông Hậu Giang.

 

Mũi thuyền cao khoảng đầu người, có chạm trổ h́nh ḱnh ngư hay loài thủy quái nào đó trong truyện thần thoại Khmer.

 

Người chỉ huy đứng trên mũi thuyền cầm gậy chỉ huy điều khiển hàng mấy chục tay chèo và những người đánh cọng… sao cho sống động nhịp nhàng, khi nhặt khi khoan, khi rầm rập, khẩn cấp.  Ông ta như tướng quân ngoài mặt trận hay người nhạc trưởng trên bục chỉ huy - mệnh lệnh phải hùng hồn, cương quyết và dứt khoát, nhịp điệu phải rơ ràng, minh bạch. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, thuyền không đi được.

 

Vào dịp lễ đưa rước này, những người Miên nghèo, họ phải vay tiền cắt cổ, bán lúa non, hay công gặt để lấy tiền tiêu xài, nhậu nhẹt thả ga trong ba ngày hội, rồi sau đó phải làm lụng vất vả.  Có gia đ́nh suốt năm phải ăn ốc bươu và cua đồng, cá tôm bắt được, đem đi bán lấy tiền trả nợ.

 

Khoảng nửa đường từ Sóc Trăng vào quận lỵ Băi Xàu, rẽ sang tay mặt độ 300 mét có ngôi chùa Miên lớn – chùa “Mă Tộc” hay c̣n gọi là Chùa Dơi v́ ở đây dơi quạ hằng hà vô số kể.  Chim c̣ đủ loại bay ra bay vào giống như một phi trường quốc tế nhộn nhịp nhứt.

 

Ban ngày dơi móc chân vào nhánh cây, tḥng đầu xuống đất mà ngủ.  Trời chạng vạng tối mới bay đi kiếm ăn.  Mùa nhăn, măng cầu ta, nó bay về phía Vĩnh Châu. Băi Giá (phía Nam).  Ăn hết nhăn, nó bay về phương Đông ăn quả các vườn cây ở Đại Ngăi, trên bờ sông Bassac.  Nó bay từng đàn qua thị xă Sóc Trăng, khoảng 2 tiếng đồng hồ mới dứt.

 

Có người bảo, huyết dơi là một thần dược trị bệnh xuyễn.  Ba tôi nghe vậy đưa tiền cho mấy người Miên bắt trộm dơi đem về cắt tiết ḥa với rượu đế cho chị tôi uống.  Thịt th́ bầm nhỏ nấu cháo đậu xanh cho chúng tôi ăn (muốn không có mùi hôi th́ phải lấy mấy cục xạ, tựa như máu bầm, ở hai bên nách dơi).  Uống hết tiết mấy con dơi th́ chị tôi khỏi bệnh xuyễn.  Lúc ấy chị khoảng 16, 17 tuổi ǵ đó.  Suốt đời chị, bệnh không hề tái phát.  Tôi thấy sao th́ nói vậy, không biết nó có hiệu quả cho tất cả mọi người không chớ không phải để quảng cáo thuốc trị bệnh xuyễn, mà trên thực tế cũng không dễ ǵ bắt mấy con dơi v́ luật nhà chùa nghiêm cấm mà nó lại không đậu ở mấy nhánh cây de ra ngoài ṿng rào.

 

*****

"Sóc Trăng là xứ quê mùa”?

Tôi không dám nói thế và cũng không muốn nói thế.  Dân ở đây pha trộn mọi sắc tộc.  Người Việt chính tông th́ ít, đa số là người lai – lai Tầu, lai Miên.  Cha Tầu, mẹ Miên gọi là “đầu gà đít vịt”…

Bản tính họ đơn sơ, mộc mạc và hiền ḥa.  Hầu hết là dân “làm ăn buôn bán” nên ít khi câu nệ về lễ tiết.

Tiệc cưới ở đây cũng đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và phong cách của từng gia đ́nh.  Đa phần tổ chức rất thực tế và thuận cho việc làm ăn.  Khách đến chúc mừng, cho quà cáp - cứ đủ mười người là mời vào bàn tiệc và được phục vụ ngay.  Thế cũng đơn giản, v́ không mất th́ giờ chờ đợi nhau và cũng tránh được sự buồn ḷng v́ có kẻ trọng người khinh, kẻ ăn trên ngồi trước, kẻ ngồi xó xỉnh cuối pḥng; nhưng về h́nh thức th́ mất đi sự long trọng của một lễ cưới.

Đám cưới của chúng tôi ít nhiều cũng thuộc phần đa dạng.  Hầu hết khách được mời là giáo sư (hồi đó gọi thế) ở các trường Trung học công và tư thục ở đây.  Ở Sóc Trăng họ biết tôi là nhà giáo nhiều hơn là lính chiến, dù vậy trong suốt tiệc cưới, họ mở nhạc toàn là “Những đồi hoa sim. T́nh anh lính chiến. Chiều mưa biên giới…”

Khách lớn tuổi, già cả, bạn của mẹ tôi th́ biết tôi qua h́nh ảnh một cậu bé siêng năng giúp việc buôn bán tảo tần, trông nom cửa hàng cho mẹ tôi và tính toán giỏi.  Tuy vậy cũng không giỏi và nhanh bằng cách “tính rỏ” của mẹ tôi v́ bà có biết chữ nghĩa ǵ đâu.

Có hôm, sau ngày cưới, tôi đưa nàng vào một nhà hàng người Tầu ở phố chính “Hai Bà Trưng”.  Bà chủ vừa nom thấy chúng tôi đă gọi với ra sau:

-A Múi à – “thằng thầy mầy” cưới vợ rồi, ra mà coi.

Cưới nhau xong là đi – Năm giờ sáng hôm sau, vợ chồng tôi phải ra xe đưa bà mẹ vợ và cô phù dâu lên Saigon để cùng về Kontum với cha vợ tôi.

Trở về nhà, chúng tôi có một ngày thoải mái bên nhau, rồi sáng hôm sau - lại đi.  Đi Saigon để về Kontum, v́ đă hết hạn nghỉ phép.

Vừa xuống phi trường, anh tài xế bảo:

-Về nhà, Thiếu Úy gọi ngay cho Trung Tá.

Ông ta muốn nhờ tôi đi ngay một chuyến liên lạc về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II mà không tiện nhờ người khác.

Chiếc trực thăng bốc tôi lên, trực chỉ - cũng về phương Nam, nhưng lần này không có “nàng thơ” ngôi bên cạnh.  Tới Biển Hồ, tôi sực nhớ đến câu chuyện t́nh oan nghiệt, ngang trái, đầy nước mắt của đôi uyên ương người Thương.  Không biết t́nh yêu của tôi với nàng có măi măi tươi đẹp và viên măn không?  Sao mà lắm nhiêu khê, trắc trở đến thế.  Chắc phải có – v́ thuận ḷng trời và được mọi người chúc phúc… Vậy là: “Một tuần trăng mệt” qua đi.  Chúng tôi thật sự bước vào một đời sống mới.

 

****

Trời sinh tôi ra bản chất đơn sơ thực thà, không có tham vọng và cũng không thích nhờ cậy ai.  Tôi chỉ thích hưởng cái ǵ trời cho hoặc chính do bàn tay tôi làm ra.

 

Ngày càng lớn lên, tôi có quan niệm rơ ràng về thời cuộc: “Không có một siêu cường nào giúp đỡ cho các nước nhược tiểu một cách vô vụ lợi.”  Mấy anh Cộng Sản tuyên truyền rằng: Mỹ là đế quốc.  Liên Sô và Trung Quốc “vĩ đại” là bạn hữu nghị muôn đời, núi liền núi, sông liền sông, kiểu như ái t́nh không biên giới vậy.”

Thật ra, tôi không hiểu họ định nghĩa chữ “vĩ đại” như thế nào.  Theo cái đầu óc ngây ngô của tôi, th́ cả hai anh to đầu này không có ǵ để tự hào ḿnh là vĩ đại cả.

 

Tôi không nói ngang bướng đâu.  Lịch sử c̣n rành rành ra đó, không thể chối căi được.  Một “Liên Sô vĩ đại” đă thảm bại nhực nhằn trước vó ngựa của Napoléon ở thế kỷ 18, phải nhờ đến ông “Thần Mùa Đông” mới giải tỏa được thủ đô Mạc Tư Khoa.  Rồi sang thế kỷ 20 lại bị đoàn ngựa sắt của Hitler nghiền nát.  Nếu không nhờ cuộc đổ bộ của đồng minh ở Normandy, c̣n lâu mới rút ra khỏi gót giầy xâm lược của Đức Quốc Xă.

 

C̣n cái anh Ba Tầu “vĩ đại” lúc nào cũng vỗ cái bụng phệ đầy mỡ sa, tự cho ḿnh là “cái rốn của vũ trụ” là “đỉnh cao của trí tuệ loài người”.  Coi nước nào, dân tộc nào cũng là man di mọi rợ hết.

 

Thủa xa xưa, bọn “rợ” phương Bắc hung hăn quá, khiến “Thiên Triều” phải đưa người đẹp Chiêu Quân đi hiến tấm thân ngà ngọc, đáng giá ngàn vàng dâng “Hán” cho “Mông” (Hô) để cầu xin hai chữ bằng an cho các đấng trượng phu thiên quốc.  Nhục chưa.

 

Rồi đến bọn “Nam man” mất dậy, đă làm chi đó khiến cho đại tướng Thoát Hoan phải chui vô ống đồng chạy về Tầu.

 

Chưa hết đâu, sang thế kỷ thứ 19, tám thằng “bạch qủy” từ phương Tây kéo qua, xẻ thịt con lợn Tầu lấy mỡ, không biết để làm ǵ, v́ mỡ heo không làm bạch lạp được.

 

Sang thế kỷ 20, lại càng nhục nhă hơn.  Một đế quốc to bằng một đại lục, dân đông nhứt hoàn cầu và thường tự hào là ở đâu có khói là có người Tầu.  Họ chỉ cần tuôn trào xuống biển Đông mà “tiểu” cũng đủ gây ngập lụt làm trôi các ḥn đảo bé tí teo của mấy chú lùn kia đi.  Vậy mà trong Đệ Nhị Thế Chiến bị mấy anh Nhật đánh cho một trận thất điên bát đảo, chạy trối chết đến nỗi không c̣n biết hướng nào là hướng Đông để chạy ra biển mà đái.

 

Nếu Nhựt Bổn không đầu hàng v́ hai trái bom nguyên tử bây giờ chắc bên “Thiên quốc” sẽ có nhiều “Xẩm Geisha” để chiêu an bọn mọi phía Đông.

 

Bây giờ nói đến đệ nhất siêu cường trên thế giới này.  Mỹ có phải là “đế quốc” không?  Tôi nghĩ: từ ngàn xưa hai chữ này vô h́nh chung hoàn toàn đồng nghĩa với nhau.  Vấn đề được đặt ra là Mỹ có phải là người bạn tốt của dân tộc Việt Nam không?  Và ngay những người lănh đạo VN cả 2 miền có khi nào tự đặt câu hỏi là ḿnh đă làm ǵ cho dân tộc, cho đất nước hay cứ đổ lỗi hoặc cúi đầu thờ phượng ngoại bang?

Trên cương vị là một người lính chiến, tôi cho rằng lính Mỹ là một chiến hữu, một đồng minh tốt.  C̣n trên phương diện quốc gia, chánh quyền Mỹ chỉ theo đường lối, chánh sách nào có lợi cho đất nước họ mà thôi.  Trong giai đoạn này, quân chánh quy Bắc Việt đă được Mỹ bật đèn xanh để xâm lược miền Nam VNCH qua đường ṃn Hồ Chí Minh.  Họ đưa các đại đơn vị qua ngả Tam Biên (Banhet) và lập các căn cứ địa vùng Bắc và Đông Bắc Dakto, Tân Cảnh.

 

Khoảng cuối năm 1967, Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 24 được tăng cường hai Chiến Đoàn Dù và một Liên Đoàn BĐQ, phối hợp với Lữ Đoàn 173 Không Kỵ Hoa Kỳ, tổ chức một cuộc hành quân lớn đánh vào mật khu Dakakoi, đông bắc Dakto.

Trong một buổi thuyết tŕnh tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Lữ Đoàn 173 Không Kỵ, đích thân Tướng Westy (William C. Westmoreland) Tổng Tư Lệnh Mỹ tại Việt Nam đến thanh sát và tán thành kế hoạch xử dụng B52.  Trong buổi cơm trưa tại BCH/MACV Kontum, ông ta c̣n vui vẻ hứa hẹn.  Tôi ngồi cạnh Đại Tá Kauffman, cố vấn trưởng BTL/BK24, nên chỉ cách ông ta có hai ghế nên mặc dù vốn liếng Anh ngữ của tôi c̣n “ba rọi” những vẫn có thể hiểu được lời ông ta nói.

 

Nhưng sau đó khoản mươi ngày, trong buổi cơm trưa tại câu lạc bộ Phượng Hoàng Pleiku, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam, Chiến Đoàn Trưởng Dù (sau này là Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV, vị anh hùng tuẫn tiết khi Miền Nam VNCH thất thủ) có nói với xếp tôi:  “Các mục tiêu đánh B52 rất chính xác, nhưng đều quá trễ.  Ai đă báo trước cho Việt Cộng?”  Điều này rất nguy hiểm cho quân bạn.  V́ theo yêu cầu của Mỹ, khi xử dụng B52 th́ ta phải đưa quân vào kiểm soát.  Cứ theo thói quen đó th́ chính ḿnh đặt cái bẫy cho ḿnh để các đại đơn vị Việt Cộng ập vào tiêu diệt.

*****

Vào những ngày cuối năm, thời gian cơ hồ trôi qua nhanh hơn thường nhật.  T́nh h́nh chiến sự có phần lắng dịu rồi đột nhiên trở nên yên tĩnh  một cách dị thường, bao trùm một không khí nặng nề đến ngạt thở.

 

Có thực Việt Cộng chuẩn bị thực thi ba ngày Tết hưu chiến như họ cam kết?  Ai mà tin Việt Cộng được.  Tin t́nh báo ghi nhận có 3 Sư Đoàn chánh quy chủ lực của CS Bắc Việt sẽ tấn công Kontum.  Theo nguồn tin có giá trị nhất do cung từ của một cán binh CS thuộc Sư Đoàn 118 quân chánh quy BV đă vượt qua sông Poko hạ, từ hướng Tây tiến vào Kontum qua ngả Phương Qúy.

 

BTL/BK24 ban hành lệnh khẩn trương cấm trại 100% cho tất cả các đơn vị đồn trú trong lănh thổ 2 tỉnh Kontum, Pleiku kể cả BTL/QĐII.

 

Sáng ngày 30 Tết, Trung Tá Luật bảo:  Tôi phải lên phi trường Phượng Hoàng (Tân Cảnh) để giám sát việc bốc 2 Chiến Đoàn Dù trả về Bộ Tổng Tham Mưu.  Đông ở nhà giúp chị tiếp các phái đoàn bên Tỉnh và Hội Đồng Tỉnh cùng các thân hào nhân sĩ đến chúc Tết, sau đó duyệt lại hệ thống pḥng thủ.

 

Việc thứ nhứt vừa xong, tôi cho lệnh tập họp Trung đội pḥng vệ, toán Quân cảnh hộ tống và toán cận vệ:  V́ t́nh h́nh nghiêm trọng, các anh phải triệt để thi hành lệnh cấm trại 100% và cấm bắn súng thay pháo trong ba ngày Tết.  Tuy nhiên v́ phong tục tập quán và t́nh cảm gia đ́nh, tôi cho phép các anh được hưởng 50% ban ngày.  Kể từ đêm nay:

-  Tất cả đều phải ngủ tại pháo đài, vọng gác.

- Nếu có biến động, ai ở vị trí nấy chờ lệnh tôi.

- Bắn hạ tất cả những ai chạy lộn xộn trong sân.

- Để các anh được thoải mái, ngay bây giờ tôi đưa các anh lên sân bắn “Lôi Hổ” để các anh có cơ hội thử tất cả các vũ khí nặng, đến tối không c̣n ngứa tay ngứa chân nữa.

 

Tôi gọi Đại Đội THD cung cấp phương tiện, vũ khí, đạn dược.  Mấy anh lính bộ binh rất thích thú được xử dụng đại liên 50 pḥng không.  Sau khi thực tập, điều chỉnh và bảo tŕ vũ khí, mọi người về chuẩn bị cơm nước, nghỉ ngơi.  Bất chợt, tôi nhấc điện thoại lên gọi Trung Úy Sanh, Đại Đội Trưởng THD:

-Trung Úy bảo họ chở đến cho tôi cây súng đại liên 30 bắn thử hồi sáng và 50 thùng đạn.

-Chừng nào “dượng” cần.

-Tôi cần ngay bây giờ, cho chở đến ngay, tôi chờ.

 

Xế chiều, vợ tôi đi thăm bố mẹ, anh chị em trở về.  Vừa vén màn bước vào thấy khẩu đại liên nằm ngạo nghễ trên chân ba càng, phía sau 50 thùng đạn xếp theo h́nh bán nguyệt.  Cô vợ trẻ phân vân hỏi:

-Ngày tư, ngày Tết anh đem cái của nợ này về nhà để làm ǵ?

-Biết đâu có việc xài.  Tôi thản nhiên đáp.

Chiều lại Thiếu Tá Tài TMT/BK gọi báo tin chẳng lành:

-Xe ông ta bị mất cắp, trên đó có đầy đủ đặc lệnh truyển tin của BTL và các đơn vị đồn trú….

Đó là một triệu chứng địch chuẩn bị tấn công.  Xếp tôi ra lệnh pḥng truyển tin cấp tốc thay đổi đặc lệnh và cho báo động các đơn vị đồn trú trên toàn lănh thổ Biệt Khu 24 cẩn mật đề pḥng.

 

Đêm 30 Tết, vợ chồng tôi đi mừng tuổi bà nội (đă hơn 100 tuổi), ba d́ và chúc Tết mọi người, sau đó ra hang đá Đức Mẹ, bên ngoài Tiểu Chủng Viện để cầu nguyện.  Đường phố vắng tanh, v́ ai ai cũng đang quây quần trong mái ấm gia đ́nh để chờ đón giao thừa.

 

Về nhà, vợ chồng chúng tôi cùng nhau uống chén rượu nồng để đánh dấu những ngày hạnh phúc bên nhau.  Trong khoảng khắc đêm trường, tôi chợt nghĩ – ngày xưa khi c̣n đi dậy học, vào dịp Tết tôi và nhà văn Nguyễn Tử Quang đă chọn bài thơ chủ đề mừng Xuân để đang trên b́a đặc san Tết của trường Trung Học Lam Sơn…

 

“Tháng lụn, năm cùng, sự chẳng cùng

Nửa đêm Xuân, lại nửa đêm đông

Chi lan tiệc cũ buồn man mác…”

 

Đêm nay cũng trong bối cảnh nửa đêm đông lại nửa đêm Xuân, ngồi đối ẩm bên người vợ nóng bỏng mới cưới, đẹp như một bài thơ, hương lửa c̣n đang nồng cháy th́ c̣n cảnh nào thần tiên hơn – nhưng tiếc thay bên cạnh đó là một ụ súng đại liên 30 với 50 thùng đạn nằm trơ trẽn, lạnh lùng vô tri vô giác.  Đó là một sự tương phản rất phũ phàng và nghiệt ngă, khiến tôi không khỏi trạnh ḷng, tim tôi quặn thắt.

 

Tháng đă lụn, năm đă cùng rồi, nhưng chừng nào cuộc chiến tranh bẩn thỉu, huyết nhục tương tàn này mới cùng tận, chừng nào máu người Việt mới hết đổ ra.

 

Gần nữa đêm, pháo giao thừa bắt đầu nổ ran cộng với tiếng súng bắn thay pháo.  Xếp lớn và tôi cùng bước ra sân.  Ông ta bảo: Đông gọi Thiếu Tá Quân Trấn Trưởng ghi danh mấy ông đơn vị trưởng có lính bắn súng thay pháo phạt mỗi ông 8 ngày trọng cấm, đưa lên tôi.  À Đông xem lại cẩn thận việc bố pḥng, tôi nghe có cả tiếng súng AK. 

- Tôi cũng có nghe, Trung Tá yên tâm.  Tất cả lính tráng đều ngủ tại lô cốt.

 

****

Tôi về pḥng, hai vợ chồng d́u nhau trong giấc ngủ mơ màng.

- Mơ một cái Tết thanh b́nh.

- Mơ quê hương VN không c̣n khói lửa và mọi người thương yêu nhau như con một nhà.

Giấc mơ chưa trọn vẹn, tôi phải choàng dậy v́ bên tai tiếng hỏa tiễn 122 ly rít lên trong đêm tĩnh mịch, xé gió mà đi rồi liên tục nổ ầm ầm về hướng Bộ Tư Lệnh.  Cùng một lúc điện thoại bên Tổng Đài Liên Minh reo:

*Trung Tâm Hành Quân báo cáo BTL bị pháo kích nặng.  Tôi chưa kịp nói ǵ, bên Liên Tưởng, Trung Tá Đ.  Tỉnh Trưởng Kontum gọi:

- Tŕnh Trung Tá TL.

- Thưa Trung Tá, tôi là Thiếu Úy Đông.

- Anh tŕnh Trung Tá Tư Lệnh cho chiến xa qua giải cứu, tôi đă bị tràn ngập.

 

Biết có biến động mạnh, tôi vội mang dây súng, khoác lên người chiếc áo field jacket, chụp cây súng AR15 (của Trung Tá Nguyễn Khoa Nam Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn Dù cho) và mở máy truyền tin gọi chiến xa.  Chuẩn Úy Đào Sawuh lên máy, tôi bảo:

- Anh xuống đây gặp tôi ngay.

Vợ tôi ngồi bên mép giường.  Tôi rút cây súng colt 45, lên đạn đưa cho nàng:

- Em ra sau hầm trú ẩn, ngồi ngay miệng hầm, bất cứ ai bước vào mà không lên tiếng trước là bắn liền không phải hỏi.  Nàng cầm súng, tay run run bước đi.

 

Tôi ra ngoài hành lang, bước xuống cầu thang, bên cạnh là chiếc xe Dodge gắn khẩu đại liên pḥng không 12ly7.  Cùng lúc Thượng Sĩ Sóc và tài xế Phú cùng đến.  Ngay khi ấy một tiếng nổ rất mạnh, khói bốc nghi ngút từ pháo đài phía sau, có lẽ B41.  Tôi cho xe chạy xuống đó và cho lệnh bắn hết 1 thùng đạn để phản công v́ sợ địch tràn ngập.

 

Tạm yên, tôi lên pḥng xếp, mở các máy truyền tin liên lạc với Trung Tâm Hành Quân, tôi bảo:

- Tôi đă cho lệnh xử dụng đại liên rồi và chiến xa cũng trên đường xuống đấy.  Ông ta bảo:

- Đúng vậy.

Bước ra ngoài, tôi gặp TS I Lâm Chinh, cận vệ.  Tôi hỏi:

- Mấy anh Quân Cảnh đâu?

- Tôi không thấy.

- Anh bảo HS Ksor lấy một anh bếp đưa chiếc xe Jeep gắn đại liên 30 ra trấn cổng trước.  Cùng lúc đó TS Thiệu thiết giáp cũng có mặt:

- Anh lấy một người phụ tiếp đạn, rồi lên pḥng tôi lấy cây đại liên 30 ra lô cốt phía sau nhà tôi.  Vén màn ra sẽ thấy, nhớ lên tiếng trước, nếu không, vợ tôi bắn các anh.  Tôi nghĩ giá mà vợ tôi đứng đấy, tôi sẽ trêu nàng:

- Đó thấy chưa?  Anh đoán như thần mà.  Có việc xài rồi đấy.  Như vậy là tạm yên v́ bốn mặt đều có vũ khí nặng, chiến xa cũng vừa đến.

Tôi trèo lên mái lô cốt bảo ông Thượng Sĩ Phúc, chi đội phó:

- Anh báo cho ông chi đội trưởng ra giải tỏa khu vực xung quanh tư dinh rồi cho một xe vào bố trí chỗ các lô cốt phía sau ngó qua nhà thờ Tin Lành.  Anh ta bị ù tai v́ trên đường đi xe bị bắn B40 nên hỏi lại:

- Cái ǵ Thiếu Úy?

- Thôi được rồi, anh cặp xe sát vào đây, tôi lên.  Khi tôi bước lên pháo tháp, anh cởi nón nghe định trèo ra ngoài, nhường ghế trưởng xa cho tôi.

Tôi ngồi trên pháo tháp, thủ cây đại liên 50 pḥng không rồi bảo ông ta:

- Anh cứ chỉ huy xe anh, tôi chỉ hướng dẫn.

Vừa tới ngă tư, một bên là câu lạc bộ Hương Sơn, bên kia là cư xá Sĩ Quan, địch bắt đầu nổ súng vào xe tôi.  Tôi bắn gần hết thùng đạn và xe đang nằm ngang hông cư xá Sĩ Quan.  Tôi bảo Thượng Sĩ Phú:

- Anh lắp đạn “canister” vào và tác xạ trước khi vào vị trí.  Ông ta hỏi lại:

- Cái ǵ?  Thiếu Úy.

Tôi la to: “Canister”!

Cùng lúc đó một vầng lửa lớn ngay trước đầu xe và một tiếng nổ thật mạnh gây chấn động đẩy tôi lọt vào trong pháo tháp, cây súng AR15 cũng rớt vào xe (bị rỗ nát cả).

Trong vài giây? bất động, tôi ngồi dậy.  Dưới ánh sáng lờ mờ trong pháo tháp, tôi thấy anh tài xế đang quay xe tại chỗ, tôi bảo:

- Anh quay xe lại đi đâu?

- Tôi đưa Thiếu Úy đi nhà thương, Thiếu Úy bị thương rồi không thấy sao?

Tôi vuốt mặt, bàn tay đầy máu rồi phun ra một ngụm mảnh vụn lợn cợn lẫn máu.  Tôi bảo:

- Địch đang đánh trên đường đi Bệnh Viện 2 Dă Chiến anh không biết sao?  Thôi được, anh Phúc quay lại thả tôi vào nhà rồi nói Chuẩn Úy Đào Sawuth làm theo lệnh tôi.

Tôi xuống xe th́ TSI Lâm Chinh chạy đến định d́u tôi vào nhà, tôi bảo:

- Không được, lính tráng nó thấy tôi bị thương sẽ rối loạn.  Anh lên pḥng tôi, lên tiếng và vào pḥng kéo ngăn hộc tủ dưới lấy bông bang và lọ thuốc Erythromycine ra cho tôi rồi bảo riêng cho Trung Tá Luật biết tôi bị thương nhưng vẫn c̣n ở ngoài chỉ huy được.

 

Hai bên cứ giằng co nhau.  Khi trời gần sáng th́ địch rút lui.  Rạng sáng xe Quân Cảnh và xe hộ tống đưa xếp lớn lên BTL, tôi bảo tài xế Phú chở tôi ra pḥng mạch riêng của Bác Sĩ Đỉnh, Chỉ Huy Trưởng Bệnh Viện 2 Dă Chiến ở đường Lê Thánh Tôn.

 

Cửa sắt đóng kín mít.  Gọi măi, xưng tên họ cô y tá mới mở cửa cho chúng tôi vào.  Tôi bảo anh Phú:

-Anh ngồi trong nhà, hé cửa sắt nh́n ra, nếu đặc công đến phá hoại th́ bắn hạ.

Đang điều trị, tôi nghe tiếng chân vô ra ngoài pḥng khám.  Xong xuôi, tôi la anh Phú:

-Bảo anh ngồi gác ngoài trước, anh cứ chạy vô chạy ra làm ǵ?  Nó phá hoại th́ sao?  Phú trả lời:

-Thiếu Úy biết không.  Việt Cộng nó vừa bắn chết Thiếu Tá Quân Trấn Trưởng bên ngoài tiệm Hương B́nh, Hương Thủy.  Tôi cộc lốc:

-Kệ nó, ta đi về.

Về nhà, tôi lau sạch máu me trên mặt, trên tay, thay quần áo rồi lên Bệnh Viện 2 Dă Chiến để chăm sóc vết thương, v́ ở pḥng mạch riêng không đủ phương tiện.  Vợ tôi cũng cùng đi.

 

Sau khi khâu vá môi dưới bị đứt và gắp hết mảnh vỡ trên 6 cái răng gẫy, vá lợi răng bị rách nát, ông ta lấy làm lạ tại sao môi trên lại c̣n nguyên vẹn.  Nhân tiện tôi nhờ ông ta khám thai cho vợ tôi.  Chờ đợi không lâu, ông ta ra báo kết quả:

- Chúc mừng Thiếu Úy - Bà nhà đă thụ thai.

Tôi sắp được làm cha.  Mừng quá, tôi ôm chầm lấy vợ, quên cả đau.  Bác Sĩ Đỉnh nói:

- Nhờ hồng phúc con trẻ mà mảnh đạn nó không đi thẳng vào cổ họng Thiếu Úy.  Nếu không, ông ta đưa cả hai tay lên trời.

 

Tôi nghĩ, giá mà đạn nó chạm vào thành chiến xa mà không đổi hướng, mảnh bay thẳng vào miệng tôi th́ – mái tóc xanh óng mượt của người vợ trẻ sớm phủ vành tang trắng – Tóc nàng đẹp như những sợi tơ trời, là dây tơ hồng trói chặt đôi chân lăng tử của tôi và con tôi sẽ mồ côi cha khi mới tượng h́nh trong bụng mẹ và rồi tôi sẽ đi về đâu?

 

Thủa thiếu thời, tôi là một cậu bé rất hay suy tư và mơ mộng.  Đêm đêm tôi thường ra bờ sông Hậu nh́n trăng sao trên trời mà nghĩ suy tư cho thân phận của con người.

 

Con người từ đâu đến?

Đến để làm ǵ?

Rồi sẽ đi đâu?

 

Bây giờ nếu tôi phải ra đi:  Đi đâu đây?  Âm ty địa ngục th́ tôi không thích rồi v́ nơi đó lạnh lẽo, tối tăm.  Nghe nói quỷ da xoa nó hay cắt lưỡi người hay ăn nói ngang ngược như tôi.  Hỏa ngục, th́ tôi cũng không ham, lẽ dễ hiểu, tôi là lính Thiết Giáp, xuống đó là chết cháy ngay.  Lửa tam muội c̣n nóng gấp ngàn lần lửa xăng.  C̣n Thiên Đàng hay Bồng Lai Tiên Cảnh chẳng những tôi không thích mà c̣n sợ nữa.  Tôi nói thật chứ không dối ḷng, v́ Thiên Đàng th́ toàn là những người đạo đức thánh thiện – ăn không dám ăn no, ngủ không dám ngủ nướng, nói năng đi đứng dịu dàng, khoan thai từng kiển bước.  Tôi lại thuộc mẫu người có quan niệm “Nam vô tửu như kỳ vô phong” – mà trên Thiên Quốc th́ rượu thuộc vào hàng quốc cấm.  Như thế thà xuống âm ty địa ngục c̣n có tự do hơn.

 

Tôi nghe thi sĩ Tản Đà nói:

- Ở địa ngục th́ tha hồ say sưa, say túy lúy, say quắc cả cần câu, say quên cả trời đất.  Không phải một hai xị mà là cả ṿ, cả ché.  Thậm chí c̣n được phép mang theo cả bầu rượu khi đi tŕnh diện Diêm Vương nữa;

 

“Sống ở dương gian đánh chén nhè

Thác về âm phủ cắp kè kè

Diêm Vương phán hỏi rằng chi đó

-Be

(Tản Đà)

 

Đó, tôi nói có ngoa đâu.

- Thêm nữa, trên Thiên Đàng hay Bồng Lai tiên giới th́ có muôn vàn tiên nữ.  Đă là tiên, th́ ắt hẳn phải đẹp tuyệt trần.  Tuyệt thế giai nhân như Cléopatre cũng thua xa.  Nhưng chiêm ngưỡng mấy nàng th́ dễ bị sa xuống địa ngục lắm.  Vậy th́ tốt nhất là đừng lên Thiên Đàng.

 

Khi tôi chết, nếu được phép chọn, tôi sẽ xuống ở dưới ḷng đất ấm làm bạn với giun với dế như những ngày c̣n thơ ấu tôi thường đi xới đất bắt trùng câu cá, câu tôm; đổ nước vào hang bắt dế.  Dế cơm nướng ăn, thơm ngon lắm, c̣n dế lửa, dế than th́ lấy cỏ lau váy mũi nó, chọc cho nó đá nhau.

 

Đêm đến, tôi cho chúng vào cái hộp giấy nhỏ, lót cỏ làm nệm.  Gần giữa khuya nó gáy tẻ tè te nghe như tiếng nhạc thính pḥng d́u dịu ru tôi trong giấc ngủ thần tiên đầy mộng đẹp.

 

Rồi có những đêm trăng thanh gió mát, tôi trồi lên mặt đất – tôi nghĩ là được phép – v́ ban đêm thuộc về cơi âm.

 

Trong khoảng vắng đêm trường, tiếng côn trùng nỉ non như tiếng nhă nhạc đâu đây vọng lại làm tôi quên đi những phiền muộn của cuộc sống dương trần.

 

Thỉnh thoảng, tôi ngồi dưới gốc cây to bóng mát.  Xuyên qua cành cây kẽ lá, tôi len lén chiêm ngưỡng sắc đẹp của chị Hằng.  Có khi v́ quá mải mê nh́n ngắm khiến nàng phát hiện nên bối rối thẹn thùng kéo màn mây che lại.

 

Cuộc sống như vậy là sướng chán rồi - Ừ nhỉ - tôi quên, tôi có c̣n sống đâu.  Phải nói là cuộc chết như vậy là sướng chán rồi, c̣n lên Thiên Đàng để làm ǵ?

 

Đang mơ mơ màng màng, vợ tôi thúc:

- Về đi, suy nghĩ ǵ đó?  Tôi cười:

- Giá mà đạn nó đi thẳng, anh hết hôn em được nữa rồi.

 

Ở bệnh viện về, tôi nghe nói bố mẹ vợ tôi hết sức lo sợ v́ tin đồn tôi bị trọng thương.  Để trấn an mọi người, tôi bảo anh Quân Cảnh lái chiếc xe Jeep hộ tống chở tôi đi ra nhà.  Anh TS Lâm Chinh cận vệ của “chef” cũng nhẩy lên.

Xe vừa qua khỏi nhà lồng chợ, ngang bến xe đ̣ thị xă th́ một tràng AK47 nổ ḍn từ trên lầu của một tiệm giầy xuống xe tôi (bên cạnh nhà này là nhà “bồ nhí” của quan đầu tỉnh.  Tức khắc anh Lâm Chinh “đáp lễ” bằng một tràng đại liên 30 (cũng v́ tràng đại liên này mà tôi bị mang vạ sau này.  Năm sau, khi tôi là Chi Đoàn Trưởng CĐ3/3 Thiết Kỵ, Chi Đoàn tôi được tăng phái cho BTL Biệt Khu 24.  Đại Tá Nguyễn Bá Liên, Tư Lệnh ngỏ ư với ông Tỉnh Trưởng để Chi Đoàn đi diễu binh khắp thị xă cho dân chúng chào mừng v́ lần đầu tiên Kontum được tăng phái một đơn vị Thiết Giáp cấp Chi Đoàn.

 

Ông Tỉnh Trưởng nói: “Tưởng Thiết Giáp nào chớ TG của ông Đông th́ không được hoan nghênh ở đây.”

Sao ông lại không công b́nh với tôi như vậy? VC nó bắn tôi trước, ông không la nó, lại phiền hà tôi.  Ông phải hiểu rằng, trong chiến tranh, kể cả thời b́nh, trong xă hội “Quyền tự vệ là quyền chánh đáng của con người.”

 

Xế chiều, th́ cái mặt tôi sưng lên, miệng vẩu to như mồm “Trư Bát Giới” và bắt đầu sốt.  Người tôi như mơ mơ màng màng.  Đói bụng nhưng không ăn uống ǵ được.  Mấy anh Quân Cảnh phải chạy ra quán sinh tố ở đường “hàng keo” xin ống hút mang về, nhưng miệng tôi không ngậm được th́ có hơi đâu mà hút.  Rốt cuộc vợ tôi phải đút sữa từng muỗng như đút con nít mới đẻ.

 

Chiều lại, tin tức từ Pḥng 2, An Ninh Quân Đội Biệt Khu và đặc biệt là các làng Thượng thông báo qua các linh mục:  Từ hướng Đông và Đông Đông Nam địch đă tiến tới Paradise chỉ c̣n chờ bóng đêm vượt sông Đakbla là vào thị xă.

 

Từ phía Bắc, một lực lượng rất đông đảo - người dân tộc họ mô tả: đông bằng ba, bốn cái làng có mặt ở khu rừng Nam Ngô Trang từ đêm trước.

Phía Tây, địch tràn ngập Kon Rơ Bàng qua Phương Quy và sẵn sàng tấn kích Kontum.  Mặt Nam không ghi nhận hoạt động đặc biệt, nhưng mặt này có lực lượng biên pḥng (Lôi Hổ) án ngữ nên tương đối an toàn.

 

Trước t́nh h́nh đó, các cha đề nghị với Trung Tá cho tôi cải trang làm thường dân rồi đem vào dấu trong trường Kuenot (Tiểu Chủng Viện người Thượng).  Tôi không đồng ư v́ đă quen sống chết với đồng đội.  Ra đó thấy nó “lạnh lẽo” quá, vả lại nếu nó gặp tôi với thương tích như vậy, nó cũng không tha.

 

Khi màn đêm phủ xuống, địch bắt đầu tấn kích đồng loạt với cường độ rất mạnh.

 

- Bộ Tư Lệnh và các đơn vị thám kích, Tiểu Đoàn 221 Pháo Binh, Tiểu Đoàn 2/42 Bộ Binh, dinh Tỉnh Trưởng, tư dinh Tư Lệnh, trại B2 lực lượng đặc biệt, Tiểu Khu và toàn thể các đơn vị đồn trú - đặc biệt là hai cái “dinh” - chỉ trừ BCH/MACV (Mỹ) là được ăn no ngủ yên.

 

Trước t́nh huống như vậy các đơn vị đều phải tự lo cho bản thân ḿnh v́ không ai tiếp viện ai được.  Áp dụng chiến thuật đó địch quân nghĩ là sẽ khống chế được toàn bộ và thanh toán các đơn vị ta cùng một lúc với một lực lượng áp đảo, nhưng đă đụng phải tinh thần và ư chí cương quyết tử thủ của bên ta nên không thành công.  Thay v́ họ tập trung một lực lượng lớn tràn ngập từng đơn vị của ta – bên ta không điều binh tiếp viện được v́ không có quân trừ bị (hai chiến đoàn Dù đă trả về Saigon rồi).

 

Như đă dự đoán, cái “tư dinh Tư Lệnh” này được VC chiếu cố nhiều nhất.  Định quân huy động vào đây 1 đại đội để tấn công và 2 đại đội trừ bị để xa luân chiến v́ suốt ba đêm, cứ mỗi giờ là có một cuộc tấn công dữ dội.  Nhưng họ đă gặp phải cuộc phản công mănh liệt của đơn vị pḥng ngự.  Cả 4 mặt đều có thiết trí đại liên 30 hoặc 50 cộng thêm hỏa lực hùng hậu của chi đội chiến xa M41.

 

Sau nhiều lần xung kích đều bị đẩy lui, địch dùng đại bác 75ly không giật đặt trên tháp chuông nhà thờ Vơ Lâm (Cha Văn) nă xuống tu dinh để tiêu diệt lực lượng ta mà chủ đích là thanh toán “ông Tư Lệnh”.

 

Rốt cuộc, không trúng ai cả, v́ cái nóc nhà tôi ở hứng đạn hết (nhà cao cẳng mà).  Pḥng ngủ, giường ngủ-giường tân hôn của vợ chồng tôi mấy tháng trước, nệm bông bay tứ tung như băo tuyết.

 

Thừa lúc đó, địch xung phong nhưng bao lần đều bị chiến xa đẩy lui.  Xếp tôi gọi Thiếu Tá Bửu Hạp, Tiểu Đoàn Trưởng 221 Pháo Binh triệt hạ khẩu đại bác.  Pháo binh hạ càng trực xạ.  Phát thứ nhất trượt, đạn bay tuốt nổ ầm bên ṭa tỉnh.  Cũng v́ cái viên đạn này mà xếp tôi mang họa.  Sau này ông Tỉnh Trưởng kéo bè với Hội Đồng Tỉnh kiện xếp về tội dùng chiến xa mưu sát ông Tỉnh Trưởng và bắn nhà thường dân? Nên phải rời chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu.

 

Chuyện thật đáng tức cười - cười ra nước mắt.  Ông Tỉnh Trưởng và “thằng mũi lơ” (tôi xin lỗi v́ dùng danh từ kém thanh nhă) - Đại Tá cố vấn Mỹ đem đầu đạn Pháo Binh 105ly mà nói là đạn chiến xa M41 (76ly) để làm chứng tích.

 

Ông Tự Lệnh QĐII là một ông Tướng TG mà cũng chập thuận như vậy.  Chắc ông ta lên Tướng lâu rồi nên quên đại bác trên chiến xa M41 chăng?  Hay ông tưởng là Mỹ đă viện trợ chiến xa M60 cho QLVNCH rồi?

 

Đó là một trong những nguyên nhân khiến miền Nam lọt vào tay Cộng Sản sau này.

 

Thủa đó, miền Nam chúng ta – trong quân đội, cũng như các tầng lớp dân chúng – khi nói chuyện với nhau thường gọi mấy anh Mỹ là “thằng mũi lơ” hay thằng Mỹ.  Khác với miền Bắc, Cộng Sản họ “lịch sự” hơn, có “văn hóa” hơn nên gọi là “ông Liên Sô” hay “ông Trung Quốc”.  Nếu gọi là đồng chí th́ phải thêm chữ “vĩ đại” đằng sau:

- Đồng chí Liên Sô hay Trung Quốc vĩ đại.

Miển Nam gọi Trời là “Ông Trời”, miền Bắc gọi Trời là “thằng trời”.  Nhưng họ lại tôn phong “Hồ Chí Minh là một lănh tụ thiên tài”. tức là một lănh tụ tài ba, kiêt xuất của thằng trời “ban cho”.

Nói tóm lại:

- Miền Nam: “Ông Trời” – “thằng Mỹ”.

- Miền Bắc: “thằng trời” – “Ông Liên Sô/Ông Trung Quốc”.

Miền Nam, miền Bắc khác nhau là như vậy đó.

 

Năy giờ, tôi miền man đi lạc đề quá xa, giờ xin trở lại chuyện Pháo Binh và cây đại bác 75ly không giật.

 

Pháo Binh của TĐ221 điều chỉnh lại và phát đạn thứ hai bay ra – cây đại bác VC im tiếng luôn – không biết cái tháp chuông nhà thờ Cha Văn có bay đi luôn không?  Tôi không có cơ hội để kiểm soát lại.

 

Phải nói rằng, lực lượng trú pḥng đă chiến đấu hết sức kiên cường và dung cảm dưới sự thống nhất chỉ huy của BTL/BK24 và sự phối hợp hài ḥa chặt chẽ giữa các đơn vị mà ṇng cốt là TĐ2/42 BB, TĐ 221 PB, BCH/B2/LLĐB, các đơn vị Thám Kích TK/KTM, BCH/CS/KTM…

và đặc biệt phải nói đến chi đội chiến xa M41 do Chuẩn Úy Đào Sawuth chỉ huy.  Anh ta là học tṛ cũ của tôi khi c̣n là học sinh trung học.  Tuy mới ra trường không bao lâu, nhưng đă tỏ ra là một Sĩ Quan Thiết Giáp gan dạ và có kinh nghiệm chiến trường.

 

Ban ngày, chi đội phải xẻ ra làm đôi đi thanh toán các mục tiêu trong thị xă và ngoài ven biên. Ban đêm trở về pḥng thủ tư dinh.  Suốt mấy ngày đêm liên tiếp không ngủ, ban đêm anh ta phải thỉnh thoảng đánh thức binh sĩ dậy bằng một tràng đại liên 12ly7.

 

Chiều mồng 3 Tết, BCH/MACV Mỹ thấy VC không nuốt trôi quân đội VNCH bèn cho một tiểu đội đi “tuần tiễu” trong thị xă – súng gác trên vai, đi ngất nga ngất ngưởng trông thật ứa gan.  Chiến tranh VN nó bẩn thỉu như vậy đó.

 

Suốt mấy ngày đêm bị địch xa luân chiến như vậy mà cả chi đội TG, Trung Đội pḥng vệ, kể cả toán Quân Cảnh, an ninh cận vệ, chỉ có 3 anh bị thương nhẹ - kể cả tôi.  Đó là niềm hănh diện và sung sướng nhất trong đời binh nghiệp của tôi.

*******

***

Câu chuyện đầu năm này chỉ là những mẫu chuyện nho nhỏ trong phạm vi hạn hẹp của một bài tự thuật nhưng phản ảnh rất trung thực về đời sống tâm tư, t́nh cảm và sinh hoạt của tôi, của gia đ́nh nhỏ bé của tôi và những bạn bè thân cận, các đơn vị mà tôi phục vụ mà không nhằm mục đích nói lên hết qui mô rộng lớn và khốc liệt của chiến trường và diễn tiến những cuộc hành quân giải tỏa thành phố Kontum trọng dịp Tết Mậu Thân 1968, bao gồm việc BTL hành quân phải dùng đến chiến xa và phi pháo để tiêu diệt lực lượng địch tràn ngập trong nội vi thị xă- Mặt Bắc và Tây Bắc càng ác liệt hơn, tàn bạo hơn - địch đă dùng chiến thuật biển người, từng đợt xung phong định tràn ngập TĐ 221 PB, BTL, BV2 Dă Chiến… nên chiến xa và pháo binh phải dùng đạn chống biển người bắn trực xạ.

 

Nói tóm lại, toàn thể quân dân cán chính Kontum đă ghi lại trong lịch sử một cuộc chiến đấu anh dũng, hào hùng để bảo vệ đất đai và sinh mạng đồng bào.

 

Họ không hèn nhát, không chịu chiến đấu “như lời của TNS Joe Biden (Từng là Phó Tổng Thống thời Obama, và vào thời điểm bài viết này đang là Tổng Thống Mỹ) đă nhục mạ họ cùng với quân đội VNCH. 

 

Khách quan hơn ta hăy nghe chính lời của một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong quân chủng không quân: Ông Harry F. Noyes III đă từng phục vụ tại Việt Nam: “Điều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về, lại đi gia nhập vào hàng ngũ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị” để bêu xấu danh dự của một  đội quân nay không c̣n có thể tự đứng ra bào chữa được ḿnh.

 

Nhục mạ một đạo quân đă mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện.  Không xứng đáng là người chiến binh Hoa Kỳ.

(Trích Nguyệt San Diều Hâu 2/2014)

 

Sau này, các nhà văn, các nhà viết sử, có kiến thức hơn, có tầm nh́n sâu rộng hơn, sắc bén hơn và cũng khách quan hơn để phán xét ai là người có công, ai là người có tội trong cuộc chiến đấu đẩy lui Việt Cộng về rừng, đem an b́nh về cho dân chúng.

 

=O -o- O=

=O=

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ hỏa lựcVơ Định

(Việc ǵ làm được hôm nay, đừng để đến ngày mai)

 

Tôi đưa đoàn chiến mă rầm rộ vượt qua cầu Dakbla tiến vào thị xă Kontum dưới ánh nắng vàng rực rỡ.  Tiếng ve sầu nức nở ḥa với tiếng vó ngựa tạo thành một âm hưởng diệu kỳ xoáy xuống tận chiều sâu tâm hồn của những chàng kỵ binh hào hoa đă từng làm thổn thức bao trái tim non của những cô nữ sinh trưởng thánh Thérésa.

 

Dưới ánh nắng hè, những tà áo trắng phất phơ của buổi tan trường đă làm chậm bước đoàn ngựa sắt.

“Dặm trường xa, không nản chân ngựa chiến

Mỹ nhân kề, rũng chí chinh nhân”

Những huyết phương hồng trên đường Phan Thanh Giản như ngẩn như ngơ, như e lệ rơi trên những mảnh chiến y nhuộm đầy bụi đỏ đường xa…

*****

***

*

Để mừng ngày tái ngộ sau biến cố Tết Mậu Thân hơn một năm dài xa cách và cũng để có cơ hội gặp gỡ hàn huyên sau những tháng vắng ngày dài đối với người con rể; ngay chiều hôm ấy, chúng tôi - mười Sĩ Quan trong Chi Đoàn cộng với hai anh cố vấn Mỹ, được cha mẹ vợ tôi đăi tiệc “khao quân tẩy trần” thân mật trong gia đ́nh.

 

Quả chúng tôi có lộc ăn – hôm đó gia đ́nh đặt người Thượng bắt được 2 con cá sông Dakbla c̣n tươi rói.  Mấy anh cố vấn Mỹ khen đáo khen để v́ mấy khi được ăn cá tươi.  Đối với họ “ration C” là tiêu chuẩn.

 

Phải nói ba vợ tôi là một người tinh tế, hiểu đời, luôn luôn sát cánh và yểm trợ tôi trên mọi mặt.  Khi mọi người ra về, người nói với tôi:

“Hôm trước, Đại Tá Nguyễn Bá Liên, Tư Lệnh Biệt Khu 24 có ngỏ ư với Trung Tá Tỉnh Trưởng kiểm Tiểu Khu Trương TK Kontum “Lần đầu tiên, Kontum được tăng phái một đơn vị Thiết Giáp cấp Chi Đoàn, đề nghị bên Tỉnh phối hợp với Hội Đồng Tỉnh tổ chức cho đi diễu hành qua các phố trong thị xă để dân chúng chào mừng.  Trung Tá TKT đáp: Tưởng TG nào, chớ TG của ông Đông th́ không được hoan nghênh ở đây”.

Quả thật, ông Trung Tá thù dai quá, chuyện đă xẩy ra hơn một năm rồi nhắc lại chỉ tổ phơi bầy tính cố chấp và thiếu óc phán xét.

Vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tôi bị thương.  Gia đ́nh bên vợ lo lắng lắm.  Để trấn an họ, sáng mồng một Tết, sau khi băng bó xong, tôi lấy chiếc xe Jeep “Quân Cảnh hộ tống” ra nhà cha mẹ vợ tôi.

Khi xe vừa qua nhà lồng chợ, ngay bến xe đ̣ địch từ trên lầu của một tiệm giầy bắn xuống xe tôi một tràng AK47.  Để khỏi mang tiếng bất lịch sự, anh Trung Sĩ Lâm Chinh (cận vệ) đáp lễ ngay tức khắc 1 tràng đại liên 30ly.

Cái nhà đó, rủi thay lại cạnh nhà của “bồ nhí” quan đầu tỉnh.  Có thể đạn lạc qua đó chăng? – V́ xe tôi đang chạy chớ đâu phải đậu lại bắn, mà bảo cố ư.

*****

***

*

Thôi bỏ qua chuyện lẩm cẩm đó đi.  Bây giờ bước vào mục tiêu chính của câu chuyện này.

Sáng thứ hai, Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 24 tổ chức một phiên họp hành quân nhằm mục đích tổ chức và phối trí lực lượng trên QL14 từ Vơ Định tới Dakto, Tân Cảnh để yểm trợ cho SĐ4 bộ binh Hoa Kỳ mở các cuộc hành quân lớn vùng Bắc và Đông Bắc Dakto, qua Banhet (vùng 3 biên giới phía Tây.)

Chi Đoàn tôi trách nhiệm chỉ huy căn cứ hỏa lực Vơ Định thay thế cho một tiểu đoàn bộ binh cơ giới Mỹ.  Tôi không nhớ rơ danh số.

Căn cứ hỏa lực Vơ Định đóng một vai tṛ quan trọng v́ là một đơn vị tiền phương có khả năng cơ động mạnh, an ninh QL14 trong phạm vi trách nhiệm và là thành phần xung kích, khi cần. Lực lượng của tôi chỉ huy gồm có:

- Chi Đoàn 3/3 Thiết Ky (M113)

- Chi đội Chiến Xa M41 (ban ngày do tôi chỉ huy, ban đêm xuất phái, tăng phái cho Trung Đoàn 42 bộ binh).

- Một Đại Đội bộ binh (hoặc BĐQ) tùng thiết Chi Đoàn.

- Một Đại Đội Địa Phương Quân (giữ cầu và các yếu điểm quanh vùng Vơ Định.

- Trung Đội 105ly Pháo Binh VN, yểm trợ trực tiếp. Sau này, thay thế bằng 1 Pháo Đội (-) cơ động 155ly (Mỹ) cộng một phân đội Deuxter, trang bị đại bác 40ly song hành, bắn liên thanh.

- Một tiểu đội CB/VN ḍ ḿn và một tiểu đội CB/Mỹ.

- Chi đội súng cối 4.2 của Thiết Đoàn tăng phái.

- Ban đêm Chi Đoàn tôi xuất phái 1 chi đội, tăng phái cho Liên đội ĐPQ ở Konhơring (khi xuất trại ban đêm phải có 1 Trung Đội ĐPQ tùng thiết.

 

Trong đời binh nghiệp của tôi, có lẽ đây là thời kỳ vàng son nhất, v́ với cấp bậc Thiếu Úy mà chỉ huy một lực lượng hỗn hợp tương đương với cấp Tiểu Đoàn.

 

***

Bước sang phần thảo luận, Trung Tá TKT/Kontum nói:

- Thiết giáp thường hay tác bừa băi, chết thường dân vô tôi.

- Trường hợp chạm địch trong làng, muốn tác xạ phải xin lệnh của đích thân Tiểu Khu Trưởng.

 

Tôi th́ không xa lạ ǵ với Trung Tá Tiểu Khu Trưởng, nhưng không muốn tranh căi với ông ta, nên trả lời vắn tắt:

-   Tôi e rằng như vậy là mất thời gian tính.

Miệng tôi nói như vậy, nhưng trong đầu tôi lại nghĩ đến chuyện tếu: “Nếu các quan to” đang “hỉ nộ ái ố” với lệnh phu nhân th́ quyết định đến với chúng tôi không đến nỗi chậm.

Rủi ro quan to đang ở trên ḿnh một con bạch mă, lại là ngựa tơ - “bạch mă tẩu như phi”, rầm rập, rầm rập từng chập, từng cơn hí lên vang lừng, rên rỉ rung động cả chiến trường… cho dù trời có sập cũng không màng, th́ làm sao nghe tiếng kêu cứu được.  Chờ xong cuộc, mấy con cua sắt của tôi ram muối hết:  Lính tôi chết oan, biết đ̣i mạng ai đây. Thầm nghĩ như vậy, tôi khẽ mỉm cười.

Có lẽ sợ tôi tối da không hiểu hoặc phiền hà, ông ta nói lỏng:

- Trừ phi các anh đụng trận lớn.

Tôi bắt đầu nổi cơn, bèn đứng dậy:

- Thưa Đại Tá Tư Lệnh, thưa Trung Tá Tiểu Khu Trưởng:  Lệnh của Trung Tá trừu tượng quá, e cấp dưới của chúng tôi khó mà thi hành.  Tôi xin đưa ra một thí dụ cụ thể: 

- Chi Đoàn tôi thường có một chi đội đi hoạt động lẻ.  Trường hợp đang di chuyển qua làng bị 1 tiểu đội VC - tôi nói chỉ một tiểu đội thôi - phục kích, bắn cháy 1 hoặc 2 xe, ông chi đội trưởng được phép bắn trả không hay phải “chạy xa” chờ xin lệnh của đích thân Trung Tá?

- Đụng 1 tiểu đội th́ không thể gọi là trận lớn được.  Đại Tá Liên biết tôi sinh sự, bèn bảo:

- Thôi Đông, chú mầy liệu mà xử trí chớ.

 

Sau cùng ông Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng của tôi nói:

- Tŕnh Đại Tá Tư Lệnh “Anh Đông cấp bậc Thiếu Úy mà các Đại Đội Trưởng tăng phái thường là Trung Uư hoặc Đại Úy e bất tiện.  Xin Đại Tá trao gắn cấp bậc Trung Úy chỉ huy cho anh ta.  Đại Tá Liên bảo:

- Sao các anh không điều chỉnh cho anh ấy.  Thôi được tôi cho phép chú mày mang lon Trung Úy mà làm việc.

 

Căn cứ hỏa lực Vơ Định

Nằm trên một thửa đất rộng mênh mông, tương đối cao ngự trị cả một vùng, có quan sát, xạ trường rất tốt và rất thuận lợi cho việc điều động Thiết Giáp.  Tọa điểm khoảng 25 Km Bắc Kontum và 25 Km Nam Dakto – Tân Cảnh.

Phía Nam Đông Nam là làng Vơ Định. Cư dân đa số là dân tộc thiểu số.  Phía Nam, ngay trên QL14 là cầu Vơ Định, bắc ngang qua giao điểm của hai ḍng suối.  Cầu này được pḥng thủ bới 1 Đại Đội ĐPQ(-).  Số c̣n lại bố trí trong làng Vơ Định và các yếu điểm xung quanh vùng.

 

Ông Trung Tá Mỹ, cố vấn trưởng của Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh hướng dẫn tôi và anh Đại Úy cố vấn Chi Đoàn tới nhận bàn giao trước sự hiện diện của đại diện Pḥng 3 BTL Biệt Khu 24.

Chỉ huy trưởng Tiểu Đoàn BB cơ giới Mỹ này mang cấp bậc Trung Tá.

 

Sau khi thuyết tŕnh về t́nh h́nh địch, bạn trong vùng, nhiệm vụ và phối trí lực lượng của Tiểu Đoàn cùng các phương thức, kế hoạch hành quân, ông ta báo cáo kết quả trong ṿng 3 tháng sau cùng:

- 3 lần chạm địch nhẹ ở hai bên ven rừng, 7 lần địch bắn sẻ vào đoàn “convoy” và trong ṿng hai tháng gần đây Tiểu Đoàn ông ta thiết mất 32 chiếc, vừa chiến xa M48 vừa M113 (đa số) v́ trúng ḿn.  Lư do là họ triệt để dùng cơ giới để tránh thiệt hại về nhân mạng. Thường th́ họ dùng chiến xa M48 rà ḿn.  Chiến xa này có thiết trí một hệ thống bánh lăn phía trước đầu xe. 

Xe cứ chạy trên đường, dẫm ḿn nổ th́ thay các bánh lăn.  Làm như vậy, họ mở đường được nhanh hơn.

 

Nghe thế tôi hơi cúi mặt, mỉm cười.  Ông ta tinh ư hỏi:

- Trung Úy cười ǵ?

Tôi nói:

- Xin lỗi Trung Tá, tôi đang nghĩ về chúng tôi: “Nếu cái đà như vậy, khoảng 2, 3 tháng sau, Chi Đoàn tôi sẽ được tái tổ chức, tái bổ sung và huấn luyện và cuối tuần tôi sẽ có mặt ở Saigon để đi bát phố nh́n mấy cô gái Saigon xinh đẹp…”.

 

Sau khi cho Chi Đoàn thay thế các vị trí của Tiểu Đoàn Mỹ, tôi lấy xe chỉ huy đi thám sát hết khu vực trách nhiệm.

 

H́nh ảnh đập vào mắt và trí óc tôi đầu tiên là những hố ḿn loang lổ khắp đó đây trên đường nhựa.  Đó là lư do chính yếu tại sao Thiết Giáp Mỹ bị ḿn nhiều.  V́ muốn bảo toàn sinh mạng cho Công Binh ḍ ḿn nên khi khám phá được, ho cho nổ tại chỗ.  Hố ḿn khoảng vài mét đường kính, chỉ ban sơ đất lại nên địch quân dễ dàng tiếp tục chôn, xóa vết tích, rải nước lên; sáng lại Công Binh khó mà khám phá bằng mắt.

Ở đây, địch dùng lẫn lộn ḿn chống chiến xa vỏ kim loại (nhập cảng) và ḿn ứng chế - đặt chất nổ trong cái hộp gỗ, dùng ng̣i nổ thật nhỏ khó mà khám phá bằng máy ḍ ḿn.  Nó rất nhậy, xe gắn máy chay qua cũng nổ.

 

Chiều lại, sau khi rút quân về căn cứ, tôi gọi tiểu đội công binh lên dặn ḍ phải chú trọng việc quan sát bằng mắt để khám phá dấu vết khả nghi, phối hợp với máy ḍ ḿn.

- Khi xác định được ḿn, cẩn thận xới đất t́m cho được khoen hay bất kỳ chỗ nào có thể cột dây được, sau đó xử dụng dây điện thoại dài khoảng 70, 80 mét buộc vào M113 mà kéo.  Như thế vừa an toàn cho sinh mạng họ, vừa giới hạn ḿn nổ phá đường.

 

Tôi tiếp tục nghiên cứu bản đồ hành quân, phối kiểm tin tức của Pḥng 2 BTL/BK24, quan sát địa h́nh địa vật và báo cáo của vị chỉ huy tiền nhiệm.  Qua đó tôi ghi nhận được địch thường đánh ḿn và phục kích thường xuyên trong khu vực Bắc căn cứ độ 5Km đến ngă ba làng Konko.  Về phía Đông của làng này độ 15Km là khu vực hoạt động của địch và là giao điểm của nhiều đường giao liên của địch đi về phía Đông Bắc Kontum.  Từ đó có rất nhiều đường tiến sát ra Quốc lộ.

 

Tôi mời Thiếu Úy Trung Đội Trưởng Pháo Binh (VNCH) cho ông ta mấy (tọa độ) điểm tác xa khuấy rối về đêm và dặn kỹ:

- Xử dụng đạn nổ chụp (điều chỉnh thời nổ).

- Thay đổi giờ bắn và xê dịch mục tiêu luôn luôn.

Về phía Chi Đoàn, buổi chiều sau khi rút quân tôi cho một phân đội trở lại phục kích, có lần bắn được mất chú VC.

Tôi quên kể, hàng ngày tôi có một chi đội Chiến Xa M41 mở đường từ Dakto/Tân Cảnh xuống làng Konhơring.  Chi đội Thiết kỵ của tôi ở đêm tại Konhơring lục soát xuống tới Konko.  Chi Đoàn (-) mở lên hướng Bắc đến khi bắt tay với chi đội tại Konko.

 

Chi đội súng cối 4.2 an nính Pháo Binh tại cắn cứ.  Cả Chi Đoàn xử dụng hỏa lực mạnh của Thiết Giáp và Pháo Binh lục soát 2 bên đường khoảng gần 200 mét, sau đó thả bộ binh xuống giữ đất.  Phải nói, chúng tôi phối hợp với Pháo Binh hết sức hài ḥa và nhịp nhàng.  Tiếng pháo vừa dứt.  Thiết Giáp ập vào ngay.

 

Gần một tháng trời qua, Chi Đoàn tôi b́nh an vô sự.  Hằng ngày toán Công Binh VN đi ngay sau Thiết Giáp ḍ ḿn từ Vơ Định lên và toán Công Binh Mỹ từ Dakto xuống.  Thường th́ họ gặp nhau ở Konko.

 

Ḍ ḿn xong, tôi bảo anh Đại Úy cố vấn cho phép đoàn convoy di chuyển. 

 

Một hôm, Chi Đoàn tôi lục soát, an ninh khu vực xong, kịp lúc hai toán Công Binh Việt Mỹ gặp nhau tại ngă ba làng Konko.  Tôi bước xuống xe, đi dọc theo lề đường quan sát.  Khi đi qua một băi đất đỏ, tôi thấy một dấu chân trâu in rơ trên đất c̣n ươn ướt.  Bước tới vài bước nữa, chợt nghĩ ra điều ǵ, tôi quay lại quan sát khu vực xung quanh vết chân trâu.  Tôi gọi cả 2 toán Công Binh Việt/Mỹ tới chỉ họ.  Đây là quả ḿn!

Anh trưởng toán CB Mỹ bảo:  Chỗ đó chúng tôi ḍ rồi, không có ǵ cả, hắn ta nói tiếp:

-Trung Úy có thấy dấu chân trâu không?

Tôi trả lời:

-V́ tôi thấy, nên bảo với các anh, chỗ đó có chôn ḿn.  Anh hăy xem lại xung quanh đây c̣n vết chân nào khác không?

Rốt cuộc, đào lên quả ḿn ứng chế.

 

(1) - Cuộc tiếp viện ở cầu Diên B́nh

Diên B́nh là một xă nằm về phía Nam Dakto khoảng 5 Km và phía Bắc Konko cũng chừng khoảng đó.  Cầu bắc ngang sông dài khoảng 60, 70 mét.  Mặt cầu khá rộng.  Nó được pḥng thủ và an ninh bởi 1 Đại Đội ĐPQ do một ông Trung Úy làm Đại Đội Trưởng.  Đại Đội này nằm trong khu vực trách nhiệm và dưới quyền chỉ huy của Liên Đội Trưởng ĐPQ ở Konhơrong.

 

Một buổi tối, sau khi cơm nước xong, tôi vào xe M113 chỉ huy nằm nghỉ.  Giường ngủ của tôi là chiếc vơng giăng từ đầu xe (sau lưng tài xế) tới cuối xe.  Ban đêm, nếu có biến động tôi với tay mở núm điện chỉnh và máy truyền tin, móc chiếc vơng sát vào thành xe, là sẵn sàng làm việc.  Hồi làm chi đội trưởng như vậy, bây giờ th́ cũng như vậy thôi.

 

Khoảng 8 giờ tối, anh Thượng Sĩ Đức, trưởng ban truyền tin tới báo cho tôi biết, cầu Diên B́nh không lên máy đầu giờ.  Một lần lúc 7 giờ tối và lần này lúc 8 giờ. Liên Đội Trưởng báo cáo Tiểu Khu Kontum.  Đến 9 giờ tối nó cũng bặt vô âm tín.  Ông Đại Úy Liên Đội Trưởng ở Konhơring c̣n ráng ẩn nhẫn chờ.  Cả Tiểu Khu cũng vậy - đồng ư chờ đến 10 giờ nếu nó không lên máy, sẽ điều quân tiếp viện. 

Tôi gọi cho chi đội Thiết Kỵ tăng phái ở Konnhơring nhắc nhở: nếu họ cho lệnh đi tiếp viện, phải dứt khoát đ̣i cho được 1 trung đội tùng thiết - điều đó có tính cách bắt buộc và có ghi rơ ràng trong lệnh hành quân.

 

Đến 10 giờ tối Đại Đội Diên B́nh cũng tịt luôn.  Liên Đội Trưởng Konhơring cho lệnh Thiết Giáp xuất trại đi tiếp viện, không có tùng thiết.  Tôi bảo từ chối.  Anh chàng Liên Đội Trưởng này thuộc loại cáo già, đầu có sạn.  Anh ta nghĩ Việt Cộng có dùng chiến thuật “dương đông kích tây” và “điệu hổ ly sơn” - Lực lượng phụ đánh Diên B́nh, chờ Thiết Giáp xuất trại để dùng lực lượng chính tràn ngập Konhơring. 

Hai bên giằng co hơn nửa tiếng đồng hồ.  Tôi vào máy can thiệp trực tiếp.  Anh ta bảo v́ phải rút quân mỗi vị trí một ít nên lâu.

Gần 11 giờ đêm, chi đội mới xuất trại đi tiếp viện.  Tôi ra lệnh cho chi đội trưởng khi tới gần làng Diên B́nh th́ không đi trên đường v́ cả hai bên đều là nhà dân, cứ bọc sau lưng băng ruộng mà đi.

 

Khi đến chân cầu Diên B́nh, chi đội bố trí lại xem t́nh h́nh.  Ông chi đội trưởng (Thiếu Úy Đinh Văn Điển) báo cáo:

- Bên kia cầu họ chớp đèn pin gọi Thiết Giáp qua.  Tôi ra lệnh:

- Không qua, bảo họ qua cầu và nhận diện xem có phải bạn không?

Tức th́, Việt Cộng nổ ḿn phá cầu và hai bên đánh nhau.  Khoảng nửa tiếng đồng hồ, chi đội làm chủ t́nh h́nh, địch hầu như im tiếng.  Chi đội tiến lên, qua cầu v́ cầu chỉ bị hư hỏng khoảng 1/3 mặt đường.  Chừng đó, lính ĐPQ mới lóp ngóp ra tŕnh diện.  Rốt cuộc Thiết Giáp đă tái chiếm được đồn và tịch thu lại 36 khẩu súng đủ loại.

 

Sáng hôm sau, khi mở đường xong.  Thiếu Tá Thiết Đoàn Phó ThĐ 3KB (tức là xếp của tôi) bay lên Konhơring gặp tôi.  Vừa đáp xuống trực thăng, ông ta bảo tôi:

- Anh làm lệnh phạt Thiếu Úy Điển 8 ngày trọng cấm, xin gia tăng tối đa, đưa lên tôi.  Tôi hỏi lại:

- Thiếu Tá nói ǵ?  Tôi không hiểu.  Ông ta lặp lại như trên.  Tôi hỏi:

- Tại sao lại phạt anh ta?  Ông ta đáp:

- V́ ông Trung Tá Tiểu Khu Trưởng bảo đồn bị mất tại v́ Thiết Giáp tiếp viện trễ.  Tôi cười:

- Tôi xin lỗi Thiếu Tá.  Thiếu Tá không biết ǵ về Trung Tá TKT/TK Kontum và cũng không biết ǵ về diễn tiến cuộc hành quân tối hôm qua.

- Ông ta (Trung Tá TKT) có khả năng hà hơi vào đạn pháo binh 105ly làm nó biến thành đại bác 76ly của Chiến Xa M41 để thưa kiện Thiết Giáp mưu sát ông.

- Đồn của ông ta bị mất trước 7 giờ tối chớ không phải sau 11 giờ đêm, v́ tiếp viện trễ.  Nếu có chậm trễ th́ do lỗi Liên Đội Trưởng ĐPQ không cho Bộ Binh tùng thiết và tôi là người đích thân theo dơi và chỉ huy trận đó; mọi mệnh lệnh là ở tôi.  Nếu Thiếu Tá muốn phạt th́ cứ phạt tôi; c̣n phần tôi, tôi sẽ đề nghị ân thưởng huy chương cho họ.

Ông ta cũng chưa chịu thôi:

- Nhưng mà tôi nghe chi đội không chạy thẳng qua làng mà đi bọc đường ruộng nên chậm.

Bực quá, tôi nói:

- Người đi tiếp viện, nếu chết rồi làm sao cứu được ai?  Thiếu Tá không có dự buổi họp hành quân ở BTL/BK24 nên không nghe lời ông Trung Tá TKT nói là: “Khi chạm địch trong làng, phải chờ lệnh đích thân TKT.”

Tôi hỏi Thiếu Tá:

- Nếu chi đội đi vào làng dân, bị địch phục kích bắn cháy xe th́ phải bỏ chạy, báo cáo, chờ lệnh. “Chờ bao lâu đây?”.

 

Chưa hết đâu – không bắt nạt được tôi ngoài chiến trường, bay về Pleiku, ông ta báo cáo cho Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng, là chỉnh được tôi hay ít ra cũng phạt Thiếu Úy Điển.  Không ngờ Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng bảo: “Anh đó ngang tàng và cứng cổ, ngay cả tôi mà hắn ta c̣n căi.  Mấy anh muốn nói ǵ phải cho đúng.  Đừng nói bậy anh ta không nể nang đâu.

Bây giờ anh Điển chết rồi, chắc anh cũng mỉm cười măn nguyện v́ tôi dám nói lên sự thật về chiến tích của anh và toàn thể chi đội 2 của 2/3 Thiết Kỵ do anh chỉ huy.

 

Về sau này tôi có dịp về Kontum, bên nhà vợ tôi kể lại:  đêm đó Trung Úy Đại Đội Trưởng ĐPQ Diên B́nh về Kontum ở với vợ.

 

(2) - Chuẩn Úy Châu (em của anh Thạnh)

Một hôm, tôi nhận được thơ của anh Thạnh, bạn cùng khóa SQ/CB Thiết Giáp – Anh ta nói:

-Tao có thằng em trai út, ba má tao cưng nó lắm. Nó mới 17 tuổi đầu, bỏ học trốn cha mẹ, khai man tuổi để đăng lính.  Khi ba má tao biết được đi can thiệp đ̣i nó về th́ quá trễ.

Bây giờ nó ra Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh ở Pleiku, và đang ở với mầy.  Ba má tao khóc hết nước mắt v́ nó.  Trong các bạn cùng khóa chỉ có mày làm Chi Đoàn Trưởng, vậy mầy ráng giúp để nó khỏi đi hành quân, ba má tao biết ơn mày lắm. Tôi hết sức cảm thông nỗi lo sợ của những bậc cha mẹ có con đi lính phục vụ tại chiến trường Tây Nguyên.  Nhưng tôi rơi vào t́nh trạng khó xử v́ chức vụ tôi chưa đủ lớn.  Cấp số Chi Đoàn không có ban tham mưu, nên không thể để Sĩ Quan ở lại hậu cứ được.  Cuối cùng tôi mới nghĩ ra một cách:  Vài tháng trước đây, chi đội yểm trợ khiếm khuyết Sĩ Quan chi đội phó, nên tôi đề cử một HSQ đảm trách.  Bây giờ tôi rút anh ta ra, đề bạt ông HSQ trở lại cũng tốt.  Tối lại, ngồi chung với các SQ, tôi mở lời:

- Hiện Chi Đoàn đang quá bận rộn, nên tôi cần 1 SQ phụ tôi việc bản đồ… Nếu không trở ngại Thiếu Úy Khôn cho Chuẩn Úy Châu về giúp tôi được không?  Dĩ nhiên là Thiếu Úy Khôn bằng ḷng.  Thật ra cấp số của Chi Đoàn không có SQ hành quân và tôi cũng không cần ǵ anh ta giúp đỡ.  Tôi thuộc loại người thích đơn thương độc mă hơn.

 

Mỗi lần bay C & C bao vùng, thường th́ người ta đem theo 1 SQ Tiền Sát Viên Pháo Binh và 1 anh Hiệu Thính Viên Truyền Tin.  Tôi th́ một tay cầm bản đồ, 1 tay xách cái máy PRC25 lên trực thăng.  Tôi dùng chân đạp nó vào sau thành ghế anh phi công là sẵn sàng làm việc.  Mặc cho nó nhào lộn, v́ có khi phải né đạn.

 

Tôi gửi thư phúc đáp cho anh Thanh: Chắc mày cũng hiểu, tao không thể để Châu ở hậu cứ được, chỉ có cách cho nó đi chung xe với tao.  Nếu cua bị ram muối, tao với nó cùng đi, chắc mày cũng không nỡ trách tao.

 

Tôi đem chú em về xe tôi độ mươi ngày ǵ đó.  Anh ta tỏ ra rất xông xáo, thích hoạt động và đi tác chiến hơn là làm lính văn pḥng.

 

Thế rồi, Thiếu Úy Khôn đi phép thường niên, tôi phải đưa anh ta về xử lư thường vụ chi đội trưởng.  Hai hôm đầu cũng không xẩy ra việc ǵ.  Sang ngày thứ ba, chi đội anh đi cánh mặt, lục soát sâu vào rừng.  Tôi đi giữa gần đường với chi đội trừ bị.  Tôi chợt nghe hai tiếng “Phùng Ph́nh” rồi một cụm khói đen bốc lên trong cánh rừng phía Đông Bắc, cách tôi khoảng 150 mét, cùng lúc anh ta gọi:

- “Khủng long”, chạm địch rồi.  Tôi đáp:

- Tôi biết rồi - Huỳnh Long bắn liên tục cầm chân địch bảo vệ số 1 các anh, tôi vào ngay.

- “Bạch Long” (chi đội 1) hàng ngang bên mặt.

- 16 (trang bị đại bác 106 ly không giật) theo tôi.

- “Thanh Long” (chi đội 3) hàng ngang phía Tây và yểm trợ sau lưng tôi.

Vào đến nơi, hai bên đang bắn nhau.  Tôi xây qua anh cố vấn (Đại Úy Campbell), định bảo anh ta liên lạc không quân, th́ “huỳnh” một tiếng – xe tôi như bi búa tạ đập mạnh vào đầu, giật lùi lại.  Cùng lúc, anh tài xế HS Ngân, trườn ḿnh bằng mông níu lấy chân tôi (đang ngồi trên cửa vuông). Tôi nh́n xuống, thấy chân trái anh ta đứt ĺa nhưng giầy và bàn chân c̣n dính vào ống quần.  Tôi bảo:

-Anh buông tôi ra và ngồi dựa vào thành xe, cột rịt chân lại.  Cùng lúc, tôi thấy trong bụi cây xao động và cái bắp chuối (đạn B41) tḥ ra.  Tôi bảo anh xạ thủ đại liên 30 cho vào đó 1 thùng.  Nó im luôn.  Tôi bảo anh Tiền Sát Viên PB:

-Anh cho Trung Đội 5 tràng – A4 về phải 200 - bắn khi sẵn sàng.  Xong tôi bảo anh cố vấn Mỹ xin 2 phi tuần oanh kích, tác xạ từ Tây sang Đông dọc theo ṿng cung con suối (mũi gh́m vào mục tiêu phục kích) khoảng 300 mét về phía Đông – bên kia là ngọn đồi mà tôi nghĩ đó là nơi đóng quân của thành phần chủ lực.

-Lúc ấy chi đội 2 đang mở đường xuống. Tôi bảo:

-“Hắc Long”, anh tiếp tục xuống, khi nào thấy chúng tôi anh chuyển qua hướng Đông sẽ bắt đầu tác xạ.

Hơn nửa tiếng sau, tôi không thấy địch phản công bèn ngưng tác xạ Pháo Binh, để phản lực Mỹ làm việc bên kia đồi.

Xếp tôi (Trung Tá Dung), vào tần số nội bộ bảo sẽ bay lên vùng.  Tôi bảo ông ta:

-Chỗ này chưa “sạch sẽ” đâu – “Phi Hải” danh hiệu của ông ta, chờ.

 

Không nghe lời tôi, ông ta cứ đến.  Từ dưới đất địch bắn lên trúng cánh quạt sau đuôi trực thăng (tôi không nghĩ đó là súng pḥng không).  Chiếc trực thăng lảo đảo như người say rượu.  Nó đáp xuống đường.  Gặp ông ta, tôi buộc miệng cười. Ông ta bảo:

-VC bắn tôi, sao anh lại cười.

-Tôi có cười Trung Tá đâu, tôi chỉ cười chiếc trực thăng quay ṃng ṃng.  Phải nói là anh phi công quá giỏi.

Cũng không hư hỏng nặng, nó chỉ gọi về căn cứ Holloway ở Pleiku, đem phụ tùng lên thay thế là bay lại được.

 

Trong trận này, anh Đại Úy Campbell đề nghị Mỹ ân thưởng cho tôi “Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng với chữ V (victory).  Đó là huy chương giá trị của Mỹ.  Về phía VN, xếp tôi đề nghị cho tôi Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Vàng (dĩ nhiên với cả đồng đội tôi).

 

Vụ trao gắn huy chương làm cho tôi thêm bực ḿnh.  H́nh như cái số của tôi chỉ hạp với chiến trường, với mấy anh lính chiến chứ không hạp với các quan ở Bộ Tham Mưu.

 

Buổi lễ trao gắn huy chương được tổ chức tại sân cờ BTL/BK24 Kontum.  Tôi đi trực thăng về đó tham dự.

 

Mở đầu là phía Mỹ, do Trung Tướng Peers (Tư Lệnh Lực Lượng 1 Dă Chiến) chủ tọa – Nguyên trước kia là Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ.

 

Khi tôi ra sắp hàng chờ, th́ ông Thiếu Tá Dỉnh, Trưởng Pḥng 1 kiêm Tổng Quản Trị của BK24 ra bảo tôi:

-Anh có cái ngôi Sao Vàng của VN, sao c̣n ra đây!!! nhận huy chương Mỹ - Thiệt là hết sức lố bịch!

-Thưa Thiếu Ta, tôi đâu có tự động ra đứng đây được, tôi bảo ông ta.  Thiếu Tá Dỉnh tiếp:

-Nếu anh nhận huy chương Mỹ, th́ tôi bỏ ngôi sao vàng VN của anh.  Bực quá, tôi bảo:

-Cái đó tùy Thiếu Tá, muốn bỏ th́ bỏ.  Tôi tiếp:

-Huy chương là để ân thưởng cho người có chiến công chứ không phải để xin xỏ và chia chác nhau.

Tôi nói với xếp tôi. Xếp tôi bực quá!  Sao lạ vậy?

Nhưng cũng không kịp, v́ buổi lễ bắt đầu.

 

Hai năm trước, hồi c̣n làm Chánh Văn Pḥng Biệt Khu, tuy là cấp bậc tôi rất nhỏ, nhưng ông ta có vẻ hậu hỉ và niềm nở với tôi hơn bây giờ.

 

C̣n về cậu em của Thạnh, v́ bị phỏng nặng, họ chuyển cho qua thặng số cấp 2.  Sau đó được chuyển về miền Nam gần gia đ́nh nhưng đă mất mát nhiều quá cho chiến cuộc này.  Âu quả là số trời, làm sao tránh được.

 

“Bác Năm Đành”

Viết thiên hồi kư này về các chiến binh của Chi Đoàn 3/3 Thiết Kỵ của Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh mà không nói về bác Năm Đành th́ quả là một thiếu sót không thể tha thứ được.

 

Sau hơn ba tháng hành quân xa, Chi Đoàn được về hậu cứ Pleiku nghỉ dưỡng quân một tuần. 

Sau khi cho Chi Đoàn kiểm điểm quân số, xăng nhớt, đạn dược… tôi được thoải mái nghỉ ngơi. Vừa thiêm thiếp, chợt nghe có tiếng gơ cửa liên hồi; có tiếng bác Năm Đành (Thượng Sĩ chi đội phó chi đội 2).

-“Khủng Long” mở cửa, Năm Đành muốn tŕnh bầy với “Khủng Long” một việc quan trọng.  Có tiếng của Thượng Sĩ Hiền, Thường vụ.

-
Bác Năm ơi! Bác say rồi, về ngủ đi, để Trung Úy nghỉ ngơi.

-Mầy đi về đi, sao mầy dám nói tao say.  Tao chỉ xin gặp “Khủng Long” thôi.  Gọi tôi không được, ông ta tiếp:

-Cô ơi! Tôi biết “Khủng Long” c̣n thức mà không chịu ra, cô phải nói với “Khủng Long”: “Đừng có liều ḿnh như vậy” lỡ “Khủng Long” có “tử mị” th́ lấy ai chỉ huy chúng tôi.

-Anh em chúng tôi thương mến “Khủng Long” lắm.

 

Lời khuyên của ông ta rất chính đáng, đúng theo chiến thuật điều quân.  Nhưng cái phản ứng cấp thời của tôi hôm trước khiến địch quân không rút lui kịp, tên nào ở hố nào đều nằm yên hố đó.

 

Hơn ai hết, tôi hiểu bác Năm Đành rất nhiều.  Chiều nay khi kiểm điểm hàng quân, ông chi đội trưởng báo cáo là bác Năm đă “hạ chiến” khi xe về ngang qua rạp Diệp Kính.

Nơi ông ta tiềm ẩn một bản tính khác thường.  Thường th́ những người nghiện rượu không bao giờ tự chế được.  Nơi bác Năm Đành có một tính tự chủ cao độ, nếu không nói là kỳ diệu. Về hậu cứ, th́ lúc nào bác Năm cũng say sưa lúy túy, say quất cần câu; nhưng khi thấy tôi xách bản đồ lên xe đi họp hành quân là một giọt rượu cũng không, kể cả những cuộc hành quân dài hạn.  Bác ta là một người lính thiện chiến và dũng cảm

phi thường.  Bọn lính trẻ khâm phục và tín nhiệm nơi tài chỉ huy của bác.

 

“Dời căn cứ”

Một buổi sáng nọ,  Đại Tá Liên Tư Lệnh BK24 và Trung Tá Dung, Thiết Đoàn Trưởng ThĐ3KB (xếp tôi) đáp xuống gần cầu Vơ Định – Tôi xuống gặp họ.

Đại Tá Liên chỉ khu đất nằm về phía Đông Bắc cầu QL14 và bảo tôi: “Ta nghĩ chỗ này tốt để “chú mầy” đưa căn cứ hỏa lực về đây.  Nói chuyện với tôi ông thường xưng hô như vậy.  Tôi thích làm việc với ông ta kèm theo sự kính trọng v́ ông ta không bao giờ dùng quyền lực để áp đặt tôi.

 

-Đó là một vùng đất cao, khá rộng đủ để tổ chức thành một căn cứ hỏa lực, hơn nữa đó đây có một ít cây rừng và mấy bụi le lớn, trong thơ mộng lắm – nhưng có mấy điểm bất lợi.

-Không có xạ trường tốt - Về phía Nam Đông Nam là cánh đồng trải dài hơn 1 km là làng Vơ Định (có cả người Thượng lẫn người Kinh – khi đụng trận tôi không được phép cấp thời xử dụng hỏa lực Thiết Giáp.

-Không đủ địa bàn để điều động Thiết Giáp.

-Một đường tiến sát từ hướng Đông Bắc dẫn tới căn cứ.

Đó là một đường thông thủy sâu hơn đầu người, nền sỏi đá chắc chắn, nước tới mắt cá chân, dễ di chuyển – phía trên nhánh cây chồi bắt chéo qua như cái lộng.  Đường này có khả năng che dấu cả mấy mươi người, nếu đứng hai hàng dọc.  Tháng trước, đích thân tôi đi bộ xuống thám sát đường này.

Tôi tŕnh bầy với Đại Tá Liên và xếp tôi.  Ông ta bảo: “Chú mầy” ḿnh đồng da sắt mà sợ ǵ.  C̣n việc phản công, xử dụng hỏa lực, nó có qui luật của chiến trường, ta đă bảo chú mầy hôm họp hành quân ở Bộ Tự Lệnh.

Thấy tôi cứ đứng do dự, ông ta bèn tiếp:

-Chú mày sao chai ngắt vậy, để lính trên rừng hoang vắng lâu ngày họ sẽ buồn mất hết tinh thần chiến đấu.  Lăng mạng ướt át một chút đi - xuống đây lính tráng c̣n có dịp rửa mắt.  Nh́n mấy cô thôn nữ Vơ Định xinh đẹp chứ!

 

Tôi có nghe, ông ta nguyên là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, vừa là một nhà văn, nhà thơ ǵ đó – không biết có đúng không?

Ông Trung Tá Dung sợ tôi căi nữa bèn chen vào: Thôi em nghe lời Đại Tá đi.  Dĩ nhiên là tôi phải nghe.  Cùng lúc đó tôi nghĩ ngay đến chiến thuật hỏa công của Khổng Minh (trong truyện Tam Quốc) để khống chế con đường thông thủy này.

 

Về đây, ngoài hệ thống pḥng thủ thông thường, tôi sẽ cho thiết trí các thùng chứa xăng đặc (bột thickener + xăng) thứ xử dụng trong súng phun lửa, đặt dọc theo bờ suối.  Khi địch tấn công, chúng tôi tác xạ vào đó sẽ biến đường thông thủy này thành con đường lửa thiêu đốt địch quân. 

 

Nhưng rồi, ngày lại, ngày qua tôi chưa thực hiện được một phần v́ việc hành quân trách nhiệm đa đoan; cho đến một đêm bị đặc công Việt Cộng theo đó bám vào tấn công căn cứ.

 

Tôi gọi về hậu cứ ở Pleiku bảo ông Chi Đoàn Phó lên để lo thiết lập hệ thống pḥng thủ căn cứ mới v́ tôi phải bận đi hành quân từ sáng sớm tới chiều chạng vạng mới về. 

 

Bấy lâu nay, tôi để ông ta ngồi chơi xơi nước ở hậu cứ, không phải không có lư do.

Hôm tôi mới về nhận quyền chỉ huy Chi Đoàn, ông ta nói với tôi:

- Trước đây (với ông Chi Đoàn Trưởng tiền nhiệm), trong Chi Đoàn này “tôi” là người giải quyết toàn bộ, từ việc chỉ huy hành quân, tiếp liệu, hậu cứ….Nghĩa là nhứt cử nhứt động ǵ cũng phải trông cậy vào tay ta.

-Thiệt là chói tai quá sức, nhưng tôi không đốn ông ta ngay.  Tôi ôn tồn bảo:

-Tôi biết anh có nhiều kinh nghiệm chiến trường, chỉ huy lính tráng (v́ ông ta từ hàng binh lên, đi lính Thiết Giáp hồi c̣n quân đội Pháp). Tôi hy vọng anh cũng sẽ giúp tôi như đă giúp ông Chi Đoàn Trưởng cũ vậy.

 

Một hôm Chi Đoàn đi hành quân vùng rừng núi Lệ Chí, mục tiêu là mấy cái làng cũ quanh các chân núi.  Để thử tài, tôi bảo ông ta chỉ huy 2 chi đội băng suối đi trước, tôi với 2 chi đội dàn trên đồi nh́n qua.

 

Qua được suối, ông cho lệnh chi đội đi đầu men theo đường ṃn dần dần xuống chân núi.  Tôi bảo ông:

-Họ đi lạc rồi, quay lại đi.  Ông bảo tôi:

-Chúng tôi (trong đó có xe ông) đang đi trên đường ṃn dẫn đến mục tiêu.  Đúng rồi.

-Tôi biết, anh đang ở trên đường ṃn, nhưng nó dẫn anh về phía Tây Nam, c̣n các mục tiêu th́ ở phía Đông Bắc.  Anh xem lại bản đồ và địa bàn sẽ rơ.  Hăy cắt rừng mà đi, đừng lệ thuộc vào đường ṃn.  Ông ta thuộc loại sống lâu nên lăo làng, làm việc theo lối rập khuôn nhiều hơn là sáng kiến và kinh nghiệm nhiều về chiến xa nhưng ít có cơ hội băng rừng lội suối, lục lọi các hang cùng ngơ hẻm như ở M113.

 

Lần này, khi lên Kontum nhận lệnh hành quân, tôi biết là chuyến đi lâu ngày, nên gọi ông ta lên:

-Việc hành quân không quan trọng lắm, một ḿnh tôi lo liệu được.  Tôi cần anh với tư cách kiêm nhiệm Sĩ Quan Tiếp Liệu, ở lại hậu cứ lo việc tiếp liệu, tiếp vận cho tôi.  Tiếp liệu kém th́ đơn vị không hoạt động được.

 

Làm như vậy để gián tiếp nói cho ông ta biết:

Không có ông, tôi có chỉ huy tác chiến được không?  Theo ông ta nghĩ chắc là không.  V́ tôi mới ra trường có 3 năm mà mất hết 1 năm biệt phái đi làm Chánh Văn Pḥng BTL/BK24.  Hai nữa, tôi có ư như vậy để lính tráng nó thấy tôi đồng cam cộng khổ, sống chết bên họ….

 

Quyết định như vậy, cũng thành công một mặt, nhưng mặt khác thất bại.

 

Ở nhà, ông ta có cơ hội tác oai tác phúc, tu tập ăn nhậu ở hậu cứ và lem nhem tới vụ xăng nhớt, gây tai tiếng. 

 

Ông ta đến, tôi giao cho 2 chiếc xe ủi đất (vừa được tăng phái) để lại cho ông ta 1 phân đội M113 để an ninh và có nhân sự làm việc.  Tôi dẫn ông ta đi chỉ từ lùm cây bụi cỏ, cây nào, bụi le nào bứng đi, bụi nào để lại….Ở giữa, tôi chọn 1 vị trí rất tốt, cho đào một cái hầm làm pḥng chỉ huy hành quân.  Tại đây có 4 bụi le lớn, rất thích hợp cho việc ngụy trang và che chớ xe M113.  Hai bụi ngay phía sau, hai bụi bên phải, trái.  Tôi dự kiến xe ông Chi Đoàn Phó đậu giữa hai bụi le phía xau, hông mặt là xe M113 chỉ huy, hông trái và kề miệng hầm là chiếc M577, vừa là đài truyển tin, vừa là xe chỉ huy và là chỗ ngủ của tôi.  Bên trái tôi là Trung đội Pháo Binh VN (105ly), sau này là Ban Chỉ Huy của Pháo đội (-) 155ly cơ dộng của Mỹ.

 

Ban ngày, tôi đi hành quân, tối về căn cứ cũ, hai ngày đầu chưa có việc ǵ xẩy ra, v́ họ đang lo ủi đất và làm ṿng đai pḥng thủ bên ngoài.

Đến ngày thứ ba, sau khi chỉ huy lục soát trên đường và chờ cho đoàn “convoy” Mỹ qua rồi, bất thần tôi chạy về đó xem kết quả.  Vừa chạy vào trong, tôi thấy trên đầu lưỡi xẻng của chiếc xe ủi đất, bụi le “yêu dấu” của tôi nằm oằn oại trên đó.  Nó trên đường đi để ném vào “sọt rác” như hai cô chị.  Bực quá, tôi bảo:

-Anh mang nó trở lại đặt vào chỗ cũ cho tôi.  Ai ra lệnh cho anh bứng mấy bụi này.  Ông Chi Đoàn Phó đâu?

Theo hướng chỉ tay của anh ta, tôi bảo tài xế chạy tới – À, té ra ông ta đang ngồi nhậu bia.  Tôi hỏi:

-Tại sao anh ra lệnh bứng mấy bụi le đó?

Ông ta trả lời:

-Chỗ đó rậm quá, bứng cho quang đăng.

Tuần sau, căn cứ làm xong, ông ta về.  Tôi cho thay và nhận về Thiếu Úy Đào Sawuth, học tṛ cũ của tôi ngày xưa cũng là người bạn cùng chết cùng sống với tôi trong dịp Tết Mậu Thân ở Kontum.

 

Đại Đội “Rome Plows”

Rồi ngày lại ngày qua, BTL/BK24 phối hợp với Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ cho thực hiện chương tŕnh khai quang 2 bên đường, mỗi bên vào sâu 100m để địch không bám vào bụi cây phục kích đoàn convoy.

 

Họ gửi đến khu vực tôi trách nhiệm, 1 Đại Đội khai quang (Rome Plows) gần mấy mươi chiếc xe ủi đất hạng trung (35 tấn?).   Ban ngày Chi Đoàn tôi có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nó làm việc, ban đêm nó tự pḥng thủ.

 

Mỗi buổi sáng nó đi theo sau lưng Chi Đoàn tôi, không cần phải chờ Công Binh ḍ ḿn.  Lên đến vị trí là khai triển đội h́nh nấc thang ở 2 bên đường.

 

Nó đi tới đâu, cây rừng ngả bẹp tới đó, kể cả cổ thụ to mấy người ôm.  Có rất nhiều gỗ quí như tắc, hương, gơ… ở đây h́nh như không có cây cẩm lai.  Có nhiều cây to, khi nằm xuống đất, cao ngang bụng tôi.

 

Thế gian thường nói: “Lúa thóc đâu, bồ câu đó”. Chiến trường bây giờ vui nhôn hẳn lên.  Hằng ngày dập d́u, không phải tài tử giai nhân mà là các bóng hồng bay lượn trên Honda - Đạo binh này vô địch ở đây.  Đường chưa mở, chưa rà ḿn, họ cứ đi – Không sợ Việt Cộng, cũng không sợ ḿn, bẫy.

 

Tôi nói rừng núi bây giờ vui nhộn lên và lính tôi cũng phấn khởi v́ thỉnh thoảng được xem những cảnh làm t́nh rất sống động.  Thường th́ họ nằm trong các bụi rậm và khi cả trời đất đảo điên, sự đời quên hết; lính tôi nó thưởng thức đă mắt rồi, bèn lấy trộm quần áo mấy anh lính Mỹ - Của mấy em th́ không – Có lẽ họ quá kinh nghiệm nên dấu kỹ chăng? Hay có “hối lộ” cho lính?

Tôi bảo đem trả cho họ.  Tội nghiệp.  Ban đầu, tôi cũng hơi bực ḿnh.  V́ ḿnh giữ an ninh cho nó làm việc, nó lại biểu diễn tṛ khỉ.  Nhưng nghĩ lại, cũng phải cảm thông cho họ.  Gặp hoàn cảnh như thế “thế th́ phải thế”, tức cảnh sinh t́nh. Tôi sực nhớ mấy câu thơ:

 

“Dăm gă thư sinh vừa lạc đệ,

Mươi nàng xuân nữ sớm ch́m châu.

Cảm thông một phút bừng ân ái,

Miếu nguyệt vườn sương gặp gỡ nhau.

(Vũ Hoàng Chương)

 

Học tṛ thi rớt mà c̣n t́m mấy nàng để giải sầu, huống chi lính Mỹ nó xa nhà, xa vợ con mât mát tất cả, hưởng một chút “sự đời” cũng không có ǵ đáng trách.

 

Nhưng trên cương vị chỉ huy và trách nhiệm, tôi phải đề pḥng v́ sợ đặc công Việt Cộng trà trộn

vào đó nên thường cảnh giác họ qua anh Đại Úy cố vấn Mỹ.

 

Nhân đây, tôi xin kể về sinh hoạt của Đại Đội khai quang này.  Mặc dù là đi hành quân, nhưng nó không thiếu một chút tiện nghi nào.  Pḥng ăn, nhà bếp Sĩ Quan, cầu tiêu, nhà tắm thiết trí trên một cái trailer dài.  Ông Đại Úy Đại Đội Trưởng, qua anh cố vấn Mỹ mời tôi và tất cả Sĩ Quan Chi Đoàn dùng cơm ở đó.  Tôi cám ơn và từ chối, ly do chúng tôi phải thường trực trên xe với lính, vả lại cũng không muốn nhờ vả họ.  V́ nó ở sát bên căn cứ tôi mà đất nó không đủ rộng nên xin phép tôi đặt nhà tắm cho binh sĩ ở bên này.  Buổi chiều, hành quân về, tôi thấy nó cẩu tới một bồn cao su thật lớn, treo dưới một cái giàn to.  Tôi hỏi Đại Úy cô vấn, nó bảo:  Đó là nhà tắm lộ thiên.  Hàng ngày nó cho xe về Kontum mua nước đá cây bỏ vào đó rồi đem xe bồn nước bơm vào cho lính tắm.  Bên dưới có mấy chục cái ṿi sen.

 

Thực phẩm rau cải, nó không mua ở VN mà ở Phi Luật Tân, có lẽ để tránh VC đầu độc.

Một hôm nó thiết trí cái sân khấu lộ thiên, tôi hỏi để làm ǵ - Nó bảo chiều nay có “Show” – mà các diễn viên cũng ở Phi Luật Tân qua – Không có màn 100% nhưng cũng quá gợi cảm.  Bọn họ và cả lính Mỹ của Pháo đội (-) Mỹ mới về ở với tôi hoan nghênh lắm.  Anh Đại Úy cố vấn bảo:

- Cứ mỗi 3 tháng là họ được hưởng 1 lần như vậy. 

Tôi nói với anh ta:  Mỹ nuôi một anh lính bằng VC nó nuôi 20 người.

 

Đêm nọ, một ông Sĩ Quan của tôi lên xe M577 gặp tôi, nói anh cố vấn Mỹ muốn mời tôi qua Đai Đội khai quang để xem phim “cấm trẻ em…”  Anh ta không dám ngỏ lời v́ hắn ta biết tôi là người Công Giáo lại trông có vẻ thánh thiện quá.

 

Thật ra, tôi không “thánh thiện” như anh ta tưởng.  Tôi là mẫu người thích rượu ngon, gái đẹp – Trên thế gian này ai là người không thích nh́n gái đẹp khỏa thân? - miễn đừng đụng chạm tơi vợ người hoặc con gái c̣n trinh nguyên.  Tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo dục của mẹ tôi từ thuở nhỏ, chớ không phải chờ tới sau này theo giáo lư Công Giáo.  Bên Công Giáo, ông Thánh Giuse là mẫu gương tiêu biểu nhứt – ông ta “trường chay” suốt đời.  Nhưng tôi xin hỏi: - Trong lịch sử nhân loại, kể từ khi có loài người:

-Có mấy ông Thánh Giuse?

-Thú thật, tôi cũng không muốn là ông Thánh Giuse thứ hai.  Chắc nhiều người thánh thiện bên Công Giáo lên án tôi là con quỉ Satan – Đành chịu thôi.

*****

***

Sau đây là những mẩu chuyện nho nhỏ, buồn vui lẫn lộn nhưng nó khác sâu vào trong tâm khảm tôi, trong trái tim tôi, tuôn trào trong huyết quản tôi, những kỷ niệm mà ngàn đời, tôi cũng không thể nào quên được.

 

Bây giờ, tôi đă già rồi, mắt tôi mờ, sức tôi đă ṃn nhưng mỗi khi nhắc tới, những h́nh ảnh xưa lại hiện ra rơ như mồn một, sống động như xem lại cuốn phim đời.

 

-Trong đó t́nh đồng đội sống chết có nhau.  T́nh yêu Tổ Quốc, Quê Hương - Sự hy sinh xả thân ḿnh cho Nghĩa Vụ, cho Trách Nhiệm.

Trước tiên là một câu chuyện t́nh lăng mạn, nên thơ và ướt át.  Nó không thua ǵ câu chuyện t́nh trong “Những đồi hoa sim” của thi sĩ Hữu Loan.

-Chàng là một Sĩ Quan Kỵ Binh trẻ tuổi, hào hoa phong nhă – Nàng – Cô vợ mới cưới mơn mởn đào tơ.  Nàng vượt cả ngàn dặm đường xa đến thăm chàng tận vùng rừng núi Cao Nguyên hiểm trở, đèo heo hút gió rồi cùng chàng khoác chiến y lên ḿnh ngựa… ngồi sau lưng chàng tiến ra chiến trận…Nhưng chiến trường đâu phải là nơi chứng kiến những thiên t́nh sử mà nó thường phảng phất đâu đây h́nh ảnh man rợ của chiến tranh, của chết chóc, của mất mát và đau thương.  Nhưng cũng từ đó mà nổi bật lên những h́nh ảnh can trường, dũng cảm phi thường.  H́nh ảnh của một chiến binh bị cháy bỏng người như cây đuốc, đau rát cùng cực vẫn c̣n b́nh tĩnh khuyên nhủ đồng đội cố gắng chịu đau, đừng khuấy động để cấp chỉ huy điểu khiển trận chiến đang hồi khốc liệt.

-H́nh ảnh của một kỵ binh ngồi trên ḿnh ngựa băng ḿnh giữa đạn lạc tên bay, đốc thúc binh sĩ chiến đấu vẫn c̣n rơi mắt ǵn giữ, chở che cấp chỉ huy của ḿnh đang ở trong t́nh trạng hiểm nguy đến tính mạng. 

 

Câu chuyện bắt đầu:

Hàng ngày, tôi phối trí 2 chi đội Thiết Kỵ và chi đội súng cối 4.2 ở lại căn cứ pḥng thủ đêm và cho 1 chi đội tăng cường ĐPQ giữ cầu. 

Lư do: tôi không muốn tập trung quá nhiều Thiết giáp một chỗ, hai nữa tôi dùng nó như một lực lượng trừ bị - khi có biến động, tôi điều động nó đánh bọc bên ngoài căn cứ.

 

Các chi đội cứ luân phiên nhau mỗi tuần một lần, rồi hoán đổi.

Một buổi chiều nọ, sau khi hành quân về, các Sĩ Quan tụ tập trong hầm chỉ huy để chuyện tṛ.  Một ông Sĩ Quan nói với tôi:

-Vợ của Thiếu Úy Cẩm mới lên, c̣n đang ở ngoài đồn ĐPQ.  Tôi nói với anh Cẩm:

-Ngày mai anh cho chi đội vào đây, và trong thời gian này, anh chị ở trong hầm chỉ huy, vừa an ninh, vừa có phong cách.  Đừng ngại chi, v́ tôi chỉ ngủ trên xe M577.  Và đêm mai Thiếu Uư Châu cho chi đội xuống thế.

Anh ta ái ngại, một phần v́ nể nang tôi, phần khác sợ lính tráng các chi đội kia xầm x́ chăng, nên từ chối.

-Không sao đâu Trung Úy.  Vợ tôi chỉ ở chơi ít hôm thôi.

Tôi không ép, v́ sợ anh ta mất thoải mái.  Một hai ngày sau, sực nhớ ra, tôi hỏi thăm:

-Chị ấy đâu rồi?  Anh ta bảo:

-Đi về rồi.  Tôi bảo:

-Sao anh không nói với tôi để lấy xe Jeep đưa chị ấy về Pleiku.  Rồi th́ tôi cũng quên đi.

Một buổi sáng, chi đội anh đang tiến hành lục soát khu vực phía Tây quốc lô.  Tôi ở trên đồi bên này nh́n sang giám sát.  Tầm xa chắc cũng khoảng 150 mét.

Xe anh đang di chuyển trong rừng thưa. Tôi chợt

nh́n thấy trên xe, một anh lính có đầu tóc chờm bởm sau gáy.  Tôi bấm máy:

-Thanh Long, anh có thằng em nào để tóc chờm bờm vậy.  Tôi không muốn thấy.  Chiều nay về, bảo hắn hớt tóc rồi lên tŕnh diện tôi ngay.  Một vài xe khác, bấm máy truyền tin cười khúc khích.  Tôi nghiêm giọng:

-Tôi không đùa với các anh.

Nói xong, tôi sực nghĩ lại, bèn im luôn.

Chiều lại tôi nói với anh ta:

-Anh không thể cho chị ấy đi theo hành quân như vậy được, lỡ có ǵ bất trắc th́ sao?

-Khi nào chị ấy về, anh cho tôi biết, lấy xe Jeep đưa chị về Pleiku tạm trú với vợ tôi, trong khi chờ đợi phương tiện về Đà Nẵng.

Kể chuyện này, tôi phải nhắc lại thời gian 2, 3 tháng trước đây – Xe M113 anh đi, cứ ́ ạch hoài, nay bệnh này, mai bệnh kia.  Tôi bảo:

-Anh phải nói tài xế nó năng bảo tŕ chứ.  Thậm chí, tôi cho toán sửa chữa đi theo, cũng không cải thiện ǵ hơn.

Tháng trước, chúng tôi vừa tiếp nhận 4 chiếc M113 nguyên thủy từ Mỹ về, chớ không phải xe tân trang.  Tôi ưu tiên cho anh ta một chiếc, rồi nói đùa:

-Kỳ này mà c̣n ́ ạch nữa th́ đừng đổ thừa xe cũ. 

Rốt cuộc, sau khi cơ vợ về, chiếc M113 từ Mỹ Quốc cũng ́ ạch luôn.  Mấy ông Sĩ Quan (toàn trẻ) rũ ra mà cười ghẹo.  Tôi nghĩ, đây là một kỷ niệm đẹp.  Anh em chúng ta trong Chi Đoàn nên ghi lại trong quyển hồi kư này.

 

*****

***

Việc ǵ đến, rồi sẽ đến…

Một buổi xế chiều, tôi đang ngồi nghỉ trưa trên vơng.  Thiếu Úy Châu, chi đội trưởng CĐ1 báo là Thượng Sĩ Y-Am vừa bắn hạ một con nai.  Con thứ hai bị thương, thoát chạy.  Anh ta nghĩ là nó không thể chạy xa được nên xin phép đi t́m.  Tôi đồng ư, dặn phải đưa xe theo để yểm trợ. Rốt cuộc đưa về cả 2 con.

-Anh ta ŕnh rập thầy 2 con nai, anh nghĩ đó là 2 mẹ con nên ngắm bắn nai con trước, nai mẹ không chạy, cứ lẩn quẩn đó, nên anh bắn hạ tiếp.  Mổ thịt ra, vỡ lẽ nai mẹ lại là con nai chửa.

 

Sau khi căn cứ bị đặc công tấn công, lại đúng vào xe Y-Am, có người bảo tại v́ bắn nhằm nai chửa.  Tôi không tin dị đoan, nhưng chỉ kể lại sự kiện thực đă xẩy ra.

 

Theo thông lệ của Chi Đoàn, khi có bắn được thú rừng lớn chi đội có xạ thủ sẽ được phần lớn, c̣n lại th́ chia xẻ cho các chi đội khác để anh em cùng vui.  Kỳ này bắn được cả 2 con, ăn như vậy cũng phí.  Tôi bảo Y-Am:

- Anh bắn được 2 con, vậy 1 con cho Chi Đoàn, c̣n con kia là của riêng anh.  Tôi cho anh xử dụng xe Jeep tôi, chở nó về Kontum bán và thoải mái một đêm.  Y-Am trả lời:

- Cám ơn Trung Úy.  Nhưng tôi là chi đội phó mà chỉ v́ con nai mà bỏ anh em đêm nay là không đúng.  Thôi để mấy em đem về bán dùm tôi.

Anh ta là người Thượng (dân tộc thiểu số).  Đó là một lời vàng ngọc xuất pháp từ cửa miệng của một người chất phác, thật thà… là một bài học quí giá về nghệ thuật lănh đạo chỉ huy mà tôi và mọi người cần phải học.

 

Thú thật trong suốt cuộc đời binh nghiệp của tôi, tôi “học” nhiều ở thuộc cấp tôi hơn là tôi “dậy” họ.

*****

***

Đêm hôm ấy, trời thật lạnh và sương mù dầy đặc.  Anh em vui chơi, chén thù chén tạc cũng hơi khuya - Khoảng hơn 11 giờ đêm, tôi vào xe chỉ huy nằm nghỉ.

Vừa chợp mắt th́ phải bừng dậy, v́ một tiếng nổ thật lớn và lửa bùng lên phía sau hầm chỉ huy cách xe tôi khoảng 30 mét.  Th́ ra đặc công, di chuyển theo đường thông thủy, lợi dụng sương mù, cắt đứt ḿn chiếu sáng bám vào được ṿng đai ở khoảng giữa hai xe, bắn B41 vào xe M113 của Y-Am (có trang bị đại bác 106ly không giật), đậu bên trong v́ là xe trừ bị.

Trong đêm tối mịt mù, qua màn khói lửa chập chờn, Y-Am, ḿnh mẩy nhu cây đuốc, lững thững đi vào hầm chỉ huy cùng 1 anh lính (người Việt gốc Hoa) cũng bị cháy.  Tôi bước xuống hầm.  Lúc đó 2 anh đă được mầy người bạn dập tắt lửa và y tá săn sóc.

Anh lính trẻ đau rát quá, kêu ầm lên.  Y-Am b́nh tĩnh khuyên anh ta: “Em đừng la to, để cho “Khủng Long” làm việc.  Anh bị cháy phỏng như em, nhưng có kêu la đâu.

Tôi trở lên xe chỉ huy, bảo cố vấn Mỹ gọi phi cơ chiếu sáng và phi tuần C130 bắn bằng hồng ngoại tuyến tác xa dọc theo đường thông thủy.  Pháo đội (-) của Mỹ dùng 2 chiếc Duster bắn liên hồi.  Không có tên đặc công nào đột nhập được vào bên trong căn cứ.

Thiếu Úy Đào Sawuth, Chi Đoàn Phó, lên xe chỉ huy chạy ṿng bên trong căn cứ để đốc thúc các chi đội phản công.

Tôi đang liên lạc với Trung Tâm HQ/BTL/BK 24 th́ nghe tiếng loa bên tần số nội bô tiếng của Thiếu Úy Đào Sawuth la to “Khủng Long” núp xuống pháo tháp, đạn lửa bay qua đầu nhiều lắm. 

Đó là đạn đại liên 30, 50 bay qua cửa vuông, đồng thời với tiếng rào rào của muôn ngàn mũi tên đạn đại bác 106ly không giật bay vào các bụi le:  mấy lá chắn thiên nhiên to lớn và đa dụng.

Nếu tôi không cho đem trồng lại mà “để cho nó quang đăng theo lời ông cựu Chi Đoàn Phó nói th́ thân thể tôi ghim đầy mũi tên, kể cả đạn 12.7 ly.

Khoảng gần 2 tiếng đồng hồ sau, tiếng súng ngưng hẳn, chúng tôi mới tải thương được. Về bệnh viện, qua hôm sau th́ anh lính trẻ chết v́ bị phỏng quá nặng.  Thượng Sĩ Y-Am bị cháy xém mặt, các ngón tay bị co lại.  Mấy tháng sau, nhờ nắn bóp tập luyện, nó dăn ra, tay không b́nh thường nhưng vẫn xử dụng súng ống được.

 

Gần sáng, tôi để 1 chi đội ở lại lục soát, c̣n Chi Đoàn (-) phải làm nhiệm vụ hàng ngày.  Dọc theo đường thông thủy, đặc công VC để lại 6 tên.  Chi đội cũng không có khả năng đi lục soát quá xa, nên không rơ đích xác thiệt hại của địch.

Tổn thất của Chi Đoàn là 1 quân nhân tử trận và 1 chiếc M113 bị cháy.  Tuy không phải là nặng nhưng tôi hết sức bực ḿnh v́ chuyện ḿnh đoán trước mà không làm được để biến cái đường thông thủy kia thành con đường lửa thiêu đốt địch quân.

 

Thường th́ khi đặc công VC xâm nhập được vào bên trong căn cứ th́ số tổn thất sẽ rất nặng như trường hợp đại đội trực thăng Mỹ đóng tại phi trường Kontum vào năm 1967 – VC đă bắn cháy mười mấy chiếc trực thăng và gần 10 nhân mạng. 

 

Sự việc xẩy ra, dậy cho tôi một bài học “Việc ǵ thấy đúng là phải làm ngay - Đừng để đến ngày mai”.

 

Kinh nghiệm chiến trường học được phải trả giá bằng máu, bằng sinh mạng con người và đôi khi bản thân ḿnh cũng không c̣n để thực hiện cái kinh nghiệm học hỏi được.

*****

 

 

 

 

 

 

Một Thời Chinh Chiến

II

Vài câu chuyện mùa hè đỏ lửa năm 1972

Cuộc di tản đẫm máu trên Liên Tỉnh Lộ 7B

 

 

Vài ḍng tâm sự…

Tôi vội vă kết thúc thiên hồi kư này v́ đă bước vào tuổi 80, cái tuổi mà trí nhớ lặng lẽ ra đi không một lời từ giă; mắt đă mờ, sức đă kiệt, tay tôi run rẩy nhiều, chắc không c̣n cầm bút được bao lâu nữa.

Tôi xin phép ghi lại những kỷ niệm xa xưa để tưởng nhớ đến những bậc đàn anh, các cấp chỉ huy và những bạn đồng hành, đă ra đi hay c̣n ở lại, những người hữu danh hay vô danh…. “đă cùng tôi đi trên mọi nẻo đường của núi rừng Tây Nguyên, từ Ben Het đến Phượng Hoàng Tân Cảnh, Dakto, từ Đức Cơ, Pleime đến IA Drang, thung lũng của tử thần…”

***

*******

****

            Trước hết tôi phải kể đến một người: 

Trung Tá Đào Trọng Trấn:

            -Đại Úy Đào Trọng Trấn nguyên là Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 4/3 TQV mà tôi là Chi Đội Trưởng của ông vào năm 1966.  Hơn ai hết, ông là người hiểu biết tôi, nâng đỡ tôi trên bước đường binh nghiệp, người đă tiến cử tôi làm Chi Đoàn Trưởng, mặc dù tôi chỉ là một Thiếu Úy c̣n non.

            Khi tôi nhận chức Chi Đoàn Trưởng (CĐT) CĐ2/3 Thám Thính th́ có tiếng xầm x́:  Cái ông Thiếu Úy này có cái gốc to như cái gốc cây cổ thụ.  Họ ám chỉ tôi dựa vào cái gốc của Đại Tá Luật, nguyên Tư Lệnh Biệt Khu 24 (BK24).

            Sau Tết Mậu Thân, khoảng tháng 3/1968, ông Luật rời chức vụ Tư Lệnh BK24 và về tạm trú ở cư xá Sĩ Quan Pleiku, tôi cũng theo về đó.

            Thiếu Tá Dung, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh (ThĐ3KB) cho người tới mời tôi về làm CĐT CĐ1/3 CX thay thế Đại Úy Nguyễn Văn Triết, bị thương nặng trong Tết Mậu Thân.  Tôi từ chối.  Như vậy, tôi làm CĐT CĐ2/3 Thám Thính sau đó vài tháng, không phải là do cái gốc của Đại Tá Luật Tư Lệnh BK24.  Vậy nguyên nhân từ đâu ra?  Đó là sự tiến cử của Thiếu Tá Đào Trọng Trấn, hiện là Thiết Đoàn Phó và cũng là đôi bạn tâm giao của Thiếu Tá Dung.

            Ông Trấn là con người rất lịch duyệt, hiểu đời, có cách xử sự của một đàn anh, một người thầy…. Tôi biết ơn ông ta và học hỏi nơi ông ta rất nhiều về cách ở đời.

            Ông Đào Trọng Trấn đă hy sinh trên chiến trường Kampuchia khi chỉ huy một Thiết Đoàn Kỵ Binh để lại vợ và 10 đứa con.  Trung Tá Trấn xứng đáng với danh hiệu “Vị Quốc Vong Thân”.

 

            Thiếu Tá Nguyễn Văn Đêm:  Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh.

            -Trung Úy Nguyễn Văn Đêm nguyên là Chi Đoàn Phó CĐ 4/3 TQV.  Tôi và Trung Úy Đêm là hai người bạn chí thân, phải nói như vậy.  Đối với tôi, ông ta không coi ḿnh là cấp chỉ huy.

            Chúng tôi rất “tâm đầu ư hiệp” nhất là quan niệm hành quân, đôi khi cũng cần “táo bạo và liều lĩnh”, chắc chúng tôi có ít nhiều máu điên trong huyết quản chăng?  Điều này th́ không thích hợp với Trung Tá Nguyễn Trọng Luật, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 3KB/TG lúc đó.

            Tôi xin kể một kỷ niệm vui vui của hai người lính trẻ:  Vào khoảng cuối năm 1966, ông Luật có tổ chức một chiến đoàn đi hành quân lục soát khu rừng rậm dầy đặc vùng Lê Chí.  BCH ông ta cùng Chi Đoàn 1/3CX và Tiểu Đoàn (-) BĐQ đi một cánh.  Đại Úy Trấn CĐT 4/3 TQV và 1 Đại Đội BĐQ đi một cánh.  Tôi là Chi Đội Trưởng dẫn đầu Chi Đoàn.

 

            Suốt một ngày từ sáng tới tối phải cán rừng mà đi, nhiều chỗ không thấy ánh sáng mắt trời.  Chạng vạng tối chúng tôi t́m được mục tiêu là cái làng Thượng bỏ hoang từ nhiều năm để làm chỗ đóng quân đêm.  Cánh bên BCH bị kẹt giữa rừng già, không ra được, mặc dù có máy bay L19 hướng dẫn, phải nằm hàng dọc trong rừng.

            Sáng lại, chúng tôi tiếp tục đến một bờ suối rộng khoảng 7 mét toàn ghềnh đá, nước chẩy như thác.  Trung Úy Đêm và Chuẩn Úy Vơ Văn Trạc, chi đội trưởng bố trí, bảo vệ an ninh.  Tôi lội xuống nước ḍ từng tảng đá ngầm…. rồi quyết định vượt qua.

            Tất cả đều qua suối trót lọt cùng tiến chiếm ngự mục tiêu khác trên một ngọn đồi.  Bố trí xong, nấu nướng ăn uống và giăng vơng nằm nghỉ…

            Độ 2 tiếng đồng hồ sau,  Đại Úy Trấn qua tới.  Ông nói mát:  Các anh nằm ngủ sướng quá, tôi bị Trung Tá Luật dũa te tua.

            -Việc ǵ mà dũa, chúng tôi bảo.

Th́ ra khi BCH vừa tới, ông Luật nh́n xuống suối và hỏi:

            -Mấy đứa con anh qua rồi mà qua chỗ nào?

Ông Trấn chỉ Trung Tá Luật, ông ta hỏi:

            -Đứa nào qua?

            -Dạ Chuẩn Úy Đông.

Ông ta gọi hết chi đội trưởng, trưởng xa xuống xe giảng cho một bài học “bạt mạng này” để rút kinh nghiệm, đồng thời huy động toàn bộ nhân lực dùng cưa, búa, đốn cây rừng sắp xuống suối lót đường qua.  Tôi với ông Đêm tủm tỉm cười với nhau. Trên phương diện thẩm mỹ, nghệ thuật, tôi và ông Đêm có óc tưởng tượng, pha chút bay bướm và lăng mạn.

            Trên đường hành quân về, nh́n vào cái khe bên sườn đông của núi Hàm Rồng, chúng tôi h́nh dung là h́nh tượng bán thân của một nàng vệ nữ khỏa thân.  Không hiểu chúng tôi có phải là hậu duệ của bà Hồ Xuân Hương chăng?  Tôi với ông Đêm rất khắng khít; thỉnh thoảng tâm t́nh với nhau qua tần số đặc biệt với danh xưng là “Đêm Đông”.  Nghe nói Thiếu Tá Đêm bây giờ cũng già yếu bệnh hoạn như tôi (hai người cùng tuổi).  Tiếc là tôi không liên lạc được.

 

            Đại Tá Nguyễn Trọng Luật: 

            Khoảng tháng 3/1967, Trung Tá Nguyễn Trọng Luật Thiết Đoàn Trưởng ThĐ3KB được bổ nhiệm làm Tư Lệnh BK24 Kontum.  Đó là sự thăng hoa lớn trên bước đường binh nghiệp của ông ta v́ cấp số của Tư Lệnh BK là Chuẩn Tướng.

            Ông ta đưa tôi đi theo với tư cách là Sĩ Quan Tùy Viên, nhưng trên thực tế, tôi c̣n đảm nhận chức vụ Chánh Văn Pḥng, v́ ở đó có một ông Đại Úy già đang ngồi chơi xơi nước.  Ông ta học chưa hết tiểu học th́ không thể nào làm Chánh Văn Pḥng được.

            Ông Luật rất “cẩn thận” nên không làm văn thư chính thức bổ nhiệm tôi.  Tôi cũng không cần, v́ tôi ở binh chủng Thiết Giáp biệt phái qua Bộ Binh là thiệt tḥi cho tôi, vả lại tôi chúa ghét cái nghề đó.

            Trong dịp Tết Mậu Thân 1968, tôi và ông có nhiều kỷ niệm sống chết với nhau khi VC tấn công vào tư dinh Tư Lệnh, mục tiêu số 1 của cuộc chiến.

            Địch đă dùng 2 Đại Đội xa luân chiến, bắn sập một trong 4 pháo đài và đánh nhau suốt 3 ngày đêm, xử dụng đủ loại vũ khí kể cả đại bác 75 ly không giật.  Tôi lên chiến xa M41 để phản công th́ bị thương.  Sau trận Mậu Thân, ông Luật rời chức vụ, tôi trở về binh chủng của tôi là một Sĩ Quan ky binh Thiết Giáp.

            Rời chức vụ Tư Lệnh BK24, ông Luật ra vùng I chiến thuật làm Tư Lệnh LĐ1KB và Tư Lệnh Phó Sư Đoàn(?). 

Ông là một trong các vị chỉ huy mặt trận Hạ Lào (Lam Sơn 719) và trên chiến trường Quảng Trị trong 1 ngày ông chỉ huy hạ được hơn 30 chiến xa T54 của Bắc Việt.

Báo Diều Hâu (Saigon) tặng ông danh hiệu “Patton VN”.  Là một con người mẫu mực, có khi quá mực thước và nguyên tắc, nhưng luôn luôn giữ đúng phong cách của một quân nhân, không theo phe phái chính trị.

Hiện nay, ông Luật đă quá già (90 tuổi) lại lâm trọng bịnh phải điều dưỡng đặc biệt tại Tiểu Bang Florida nước Mỹ.

 

Đại Tá Nguyễn Đức Dung:

Là con chim đầu đàn của BTL/LĐ2KB.

Thủa c̣n là Thiết Đoàn Trưởng ThĐ3KB, ông là người có “can đảm” bổ nhiệm tôi, một Thiếu Úy non trẻ, làm Chi Đoàn Trưởng.  Không phải chỉ định chức vụ tạm thời mà có văn thư bổ nhiệm chính thức của Trung Tướng Lữ Lan, Tư Lệng QĐII.

Lúc ở BK24 về, tôi cũng có lần “căi cọ” với ông ta nhưng không v́ thế mà ông ta có thành kiến với tôi.  Tôi nghĩ chắc ông ta thông cảm v́ biết tôi ít nhiều có máu điên chăng?

Là một vị chỉ huy táo bạo và gan dạ.  Vào năm 1969, tôi là Trung Úy Chi Đoàn Trưởng CĐ3/3TK kiêm chỉ huy Căn Cứ Hỏa Lực Vơ Định.  Chi Đoàn tôi đang chạm địch mạnh phía đông bắc căn cứ khoảng 10 km.  Đang đánh nhau, ông muốn lên bao vùng.  Tôi bảo chờ, ông cứ đến.  Trực thăng của ông trúng đạn quay ṃng ṃng, may mà đáp xuống an toàn cạnh xe chỉ huy của tôi.

Ông thuộc mẫu người chỉ huy “tín nhiệm ai th́ dám bổ nhiệm”.  Khác với Đại Tá Luật, ông không nề hà nguyên tắc.  Có lần ông cử tôi đại diện cho ông đi trao gắn cấp bậc truy thăng Thiếu Tá và truy tặng Bảo Quốc Huân Chương Đệ Ngũ Đẳng cho cố Đại Úy Diêu Phúc Hưng (lúc đó tôi là Đại Úy) tôi phải khổ sở mà thi hành.

Khi chiến trường Tây Nguyên sôi động, Trung Tá Trần Lư Hưng Thiết Đoàn Trưởng đi hành quân xa hậu cứ (An Khê) lâu ngày, tôi là người trực tiếp làm việc với ông ta tại Pleiku.

Sau cuộc di tản đẫm máu trên Liên Tỉnh Lộ 7B, tôi gặp ông tại BCH/Thiết Giáp Binh ở Saigon.  Lúc đó ông đảm nhận chức vụ Tham Mưu Trưởng cho Tướng Toàn, Tư Lệnh QĐIII kiêm CHT TGB.  Sang Mỹ, tôi có điện đàm với ông được một lần, sau này nghe nói ông qua đời ở Jacksonville.

 

Trung Tá Trần Lư Hưng:

Trong các vị chỉ huy của tôi th́ Trung Tá Trần Lư Hưng là người gần gũi và thân thiết với tôi như người nhà.

Trong cư xá Sĩ Quan của Thiết Đoàn có một dẫy 4 gian.  Gia đ́nh ông chiếm ngự 3, tôi 1.  Ba gian thật ra cũng chưa đủ cho đại gia đ́nh này.  Ông bà đông con lắm, cả một “chục đủ đầu”.  Ông th́ tác người nhỏ bé mà sinh lực quả dồi dào phong phú.

Về nhận chức vụ Thiết Đoàn Trưởng thay thế Trung Tá Dung, ông giao cho tôi coi Chi Đoàn Chỉ Huy Công Vụ.

Chuẩn bị vào hè 1972, chiến trường trở nên sôi động, ông có nhiệm vụ đi hành quân lâu ngày ở An Khê, gặp lúc Thiếu Tá Triết đi học khóa Cao Cấp Thiết Giáp, ông bổ nhiệm tôi Xử Lư Thường Vụ Thiết Đoàn Phó lúc tôi mang lon Trung Úy.  Thật ra lúc đó tôi đă là Đại Úy thực thụ mấy tháng rồi nhưng ở “Saigon” giam lỏng lon tôi.  Sau này khi lên cấp Thiếu Tá cũng y như vậy.  Đó là một trong những lư do không ai muốn ra phục vụ miền Tây Ngưyên: vừa nguy hiểm, vừa bị thiệt tḥi quyền lợi.

Một ḿnh tôi lúc đó đảm nhận nhiều chức vụ lắm, kể cả Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Qùy.  Nguyễn Viết Qùy là tên ông Thiếu Úy khóa đàn anh tôi, đă tử trận khi phục vụ tại Trung Đoàn 3 Thiết Giáp.  Nhiều chức vụ, nhưng không có phụ cấp.  Làm nhiều th́ mệt, nhưng tôi thấy vui v́ rất thoải mái, muốn làm ǵ th́ làm, miễn đừng làm bậy.

Khoảng giữa năm 1972 (?)  Trung Tá Hưng chỉ huy Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh đi hành quân ở Pleite phía Tây QL14 Pleiku-Kontum th́ xe M113 chỉ huy của ông bị trúng ḿn.  Lính nó bảo ông bị tung ḿnh lên cao rồi văng vào một bụi cây nằm bất tỉnh.  Ông bị ẹo xương sống, nhờ có áo giáp ông mặc nên không bị gẫy xương.  Đó là một cống hiến lớn lao cho đất nước này.

 

Đại Tá Nguyễn Văn Đồng:

Trong phạm vi bài này tôi chỉ ghi chép lại Đại Tá Đồng, trên cương vị là Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh.

Phải nói Đại Tá Đồng có gương mặt lạnh tanh và ít khi thấy ông cười.  Ông ta rất tin tưởng nơi tôi, chắc chắn không phải do tôi biết nịnh.  Tôi không thích nịnh ai bao giờ.

Trong kỳ Đại Hội Thiết Giáp Binh năm 1973, dự trù có Tướng Thiết Giáp Abrams (Tổng Tư Lệnh Mỹ tại Việt Nam) tham dự, ông Đồng bảo tôi soạn thảo tài liệu thuyết tŕnh về hai đề tài:

 

1)- Cuộc hành quân giải tỏa QL14 (Pleiku-Kontum) năm 1972 do Trung Tá Dung, Tư Lệnh LĐ2KB chỉ huy.

2)- Cuộc hành quân Thiết Giáp đổ bộ ở cửa biển Đề Gi năm 1973 do ông chỉ huy.

 

Ông bảo tôi cùng đi làm phụ tá thuyết tŕnh viên (lẽ ra đó là nhiệm vụ của Trung Tá Trần Quang Lư, Trưởng Pḥng 3 của Lữ Đoàn).  Ông chọn tôi v́ nghĩ rằng tôi am tường và đích thân tham dự trân đó.

Năm 1974, Đại Tá Đồng làm văn thư gửi BTL/QĐII và BCH/TG đề nghị đưa tôi làm Thiết Đoàn Phó ThĐ8KB ở Ban Mê Thuột,  Quân Đoàn II hoan nghênh, nhưng đơn vị thụ hưởng là Trung Tá Nguyễn Minh Tánh từ chối về BCH/TG với lư do rất chánh đáng là cấp bậc tôi (Đại Úy) sẽ gây trở ngại khi có Tiểu Đoàn Bộ Binh tăng phái (thường Tiểu Đoàn Trưởng có cấp bậc Thiếu Tá).  Nhưng cái nguyên nhân sâu sa tiềm ẩn bên trong lại khác.  Tôi hiểu nhưng không quan tâm ǵ việc đó, v́ trên thức tế, tôi không thích làm việc với ông ta.  Đó là lư do Đại Tá Đồng đưa tôi coi lại Chi Đoàn cho tôi có được cái lon Thiếu Tá mà làm việc.  Sự kiện này đẩy đưa tôi vào tháng 3/1975 cưỡi ngựa sắt M48 đi trên con đường máu qua đèo Tona mà mặt tôi cũng nhuộm đầy máu đỏ.  Không phải máu của tôi mà là máu của các chiến hữu mũ nâu đi cùng tôi khi chiến xa chỉ huy bị một viên đại bác 75 ly không giật nă vào đầu xe.  Âu cũng là duyên số.

Trên cương vị lănh đạo, nhiều khi ông đi ra ngoài hệ thống chỉ huy gây khó xử cho tôi và làm phật ḷng các cấp chỉ huy trực tiếp của tôi.  Thí dụ: vào dịp Giáng Sinh 1974, ông gọi tôi nói:            -Tối nay, chú thay mặt tôi đến chủ tọa lễ Giáng Sinh của BTL/LĐ (dĩ nhiên là bao gồm quân nhân Công Giáo và gia đ́nh của 3 Thiết Đoàn).  Tôi trả lời:

            -Thưa Đại Tá.  Tôi không đủ tư cách làm việc đó v́ cấp bậc và thực tế hơn, tôi không phải là đại diện quân nhân Công Giáo của BTL/LĐ.  Tôi muốn ám chỉ Trung Tá Trưởng Pḥng 3.

            -Nhưng chú là người đại diện tôi.

 

            Trong cuộc di tản đẫm máu trên Liên Tỉnh Lộ 7B tôi có đề cập về ông…

Giờ chót, tôi có nghe nói vào những ngày cuối cùng của đời ông (ông thọ 93 tuổi) cộng đồng Tị Nạn CSVN có đàm tiếu một số tin đồn không rơ chứng cứ về cuộc đời ông.

.

 

Thiếu Tá Nguyễn Đức An:

Trưởng pḥng Tiếp Vận Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Ông ta không phải là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi và tôi chỉ biết ông ta chứ không quen.  Giữa tôi và ông cũng không có một liên hệ nào về t́nh cảm hay giao dịch trên phương diện công tác.  Vậy mà ông luôn luôn mở rộng ṿng tay thân ái đón lấy tôi và gia đ́nh khi chúng tôi lâm vào cảnh khó khăn cùng cực.

 

Vào cuối năm 1969, tôi rời chức vụ Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 3/3 TK về Saig̣n học Anh Ngữ để chuẩn bị theo học khóa Dẫn Đạo Chỉ Huy “Leadership” tại trường Thiết Giáp Fort Knox tiểu bang Kentucky Hoa Kỳ.

 

Vợ và con gái đầu ḷng của tôi cũng cùng đi, v́ trong thời gian ở đơn vị tác chiến, bạn đường tôi chỉ là núi với rừng.  Hàng tháng chỉ ở bên vợ con độ 2, 3 hôm thôi, thành thử tôi không muốn mất mát thêm nữa.

 

Nhưng tôi lâm vào một t́nh thế khó giải quyết, Saig̣n hoa lệ nhưng vật giá th́ làm cho người nghèo phải nhỏ lệ.  Nếu phải bỏ tiền ra thuê nhà th́ không c̣n tiền ăn, mặc dù mẹ tôi ở Sóc Trăng cũng thường xuyên tiếp tế cơm gạo.

 

Một cơ may đến với tôi, không biết ai đó đă kể cho ông ta nghe hoàn cảnh của tôi và ông ngỏ ư cho tôi về ở trọn một căn gác sau nhà ông trong cư xá Sĩ Quan cấp Tá gần thành Cộng Ḥa, không lấy tiền nhà, điện nước….

 

Người ta thường bảo:  “Ở hiền gặp lành”.  Xét lại bản thân tôi, tôi chỉ hung dữ chớ không hiền, sao lại gặp lành như vậy.

 

Gia đ́nh ông cũng đông con.  Ông đang chung sống với bà hai có một đứa con và bốn đứa con của bà cả (đă qua đời) gồm hai trai là Việt, Trường và hai cô con gái, cô lớn tên Hương.

 

Cụ bà, mẹ của bà cả ở với bà bạn, nhà kế bên.  Bà chắt mót muối dưa, cà pháo, làm mắm tôm biếu vợ chồng tôi.  Đó là những bát cơm “Xiếu Mẫu”.  Riêng 4 đứa con của bà cả rất thương yêu và quư mến vợ chồng tôi và coi con tôi như em chúng.

 

Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, chiến trường Tây Nguyên cực kỳ sôi động.  Bỗng nhiên một hôm ông An gọi tôi bảo con trai lớn của ông, anh Việt, ra trường là Hạ Sĩ Quan Thiết Giáp muốn ra Pleiku làm việc với tôi.  Tôi bảo:

-        Sao Thiếu Tá không giữ nó ở Bộ Chỉ Huy hay Trường Thiết Giáp; Pleiku không phải là đất lành.

-        Tôi biết, ông ta bảo, nhưng nó muốn ra sống với anh.

Công việc c̣n đang chờ thủ tục giấy tờ th́ tôi lại được lệnh về học khóa Sĩ Quan Cao Cấp ở Thủ Đức (Saig̣n).

 

            Thời gian tôi đang học khóa Cao Cấp cũng là thời gian tôi phải đau ḷng xót dạ đi lên nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa để tiễn biệt cháu Việt.

 

            Ḍng đời lại lặng lẽ trôi đi….

            Vào những ngày cuối cùng của đất nước, của miền Nam VNCH thân yêu, lá rụng lại về cội.  Tôi trở về làng Phù Đổng, đất tổ quê cha.  Ông An lại bảo tôi ở tại nhà ông trong Bộ Chỉ Huy TG với hai cô con gái.  Cô Hương chắc cũng khoảng 16, 17 tuổi.  Ban ngày cháu phải đi làm việc, vậy mà phải lo chăm sóc miếng ăn chỗ ở cho tôi.

            Quần áo trận, tôi nhờ cháu đi bỏ giặt ủi (theo thường lệ).  Nhưng có một hôm, tôi thấy cháu đang “ủi đồ cho tôi”.  Thật nói chẳng nên lời.  C̣n t́nh nào quư báu hơn. 

            Tôi chưa từng làm được ǵ để đáp đền ơn sâu nghĩa nặng của ông và gia đ́nh. 

            Chỉ biết ghi ḷng tạc dạ.

 

-o O o-

 

            Đại Úy Lại Quốc Nam:

            Ước vọng của tôi khi viết thiên hồi kư này là để con cháu đọc chơi, học theo thi sĩ Tản Đà

“Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi

Viết bức thư này gửi đến ai

Non nước xa khởi, t́nh bỡ ngỡ

Ai tri âm đó, nhận mà coi?”

(Thi sĩ Tản Đà)

           

            Không bao giờ tôi dám nghĩ tới chuyện in ấn, v́ tôi có phải là nhà văn đâu.  Nhưng tôi lại có sự khích lệ của người bạn:  Đại Úy Lại Quốc Nam, nên tôi mới dám gởi bài để anh trích đăng một phần vào Đặc San Thiết Giáp Binh QLVNCH nhân ngày Kỷ Niệm Đại Hội Thiết Giáp Binh Thế Giới.

           

            Anh Nam là người hiểu biết nhiều về tôi, có cái nh́n rộng về thời cuộc và những biến động chính trị.  Xin nhờ anh hiệu chính và bổ khuyết những chỗ sai lầm và quên sót của tôi. 

 

            Sau này, nếu ai có đọc hồi kư của tôi, xin sửa chữa dùm những chỗ sai lầm hoặc bổ khuyết những chỗ quên sót.

 

            Tôi thành thật cám ơn.

 

-o O o-

 

 

Vài câu chuyện về Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 tại Tây Nguyên

 

 

“BB”

           

BB đây không phải là tên chữ viết tắt của cô đào nguyên tử nẩy lửa Pháp quốc, Brigitte Bardot, mà là tên của 2 vị Sĩ Quan Thiết Giáp kỳ cựu trong binh chủng.  Một ông tên Bỉnh, một ông tên Bài.

 

-o O o-

 

Ngược ḍng thời gian trở về quá khứ của 4 năm về trước, ngày tôi vừa được bổ nhiệm làm Chi Đoàn Trưởng CĐ 2/3 Thám Thính đương thời tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Hiếu.

Nhận Chi Đoàn được 3 hôm th́ Thiếu Úy Bỉnh, chi đội trưởng chi đội 1 (tăng phái BTL/SĐ 22 BB tại cầu Bà Gi) đến mời hai vợ chồng tôi ăn cơm tối, gọi là khoản đăi Tân Chi Đoàn Trưởng. Tôi cám ơn và ngỏ lời xin miễn cho vợ tôi v́ cái bụng chửa của bà to quá rồi.  Ông Bỉnh.

-Thưa Thiếu Úy, không được đâu, đó là truyền thống của Kỵ Binh Thiết Giáp không thể bỏ qua được. (ông ta đi lính Thiết Giáp từ khi đơn vị này thành lập ở miền Bắc, thời c̣n quân đội Pháp).

-Nếu Thiếu Úy từ chối đưa cô đi, chúng tôi cũng sẽ đến mời cô đi tham dự.

-Thôi được rồi, tôi đồng ư, nhưng làm gọn nhẹ thôi, đừng ồn ào lắm.

Khi tôi lái xe đưa nhà tôi đến th́ thấy đằng trước có một bán Tiểu Đội dàn chào, trang phục chỉnh tề.  Tôi xây ra sau nói với anh tài xế:

-Chết rồi, tôi xuống trước, anh lên đây lái đưa vợ tôi vào sau nhé.

Trên đường vô, có mấy anh quân cảnh ở Đại Đội gần đó, hỏi lính Thiết Giáp.

-Bữa này, ông nào tới thăm, mà đón rước long trọng vậy?

-Đó là ông Thiếu Úy Tân Chi Đoàn Trưởng.

-Thiếu Úy mà đón trọng thể quá vậy?

-Ông ta, Thiếu Úy, nhưng giữ chức vụ của một ông Thiếu Tá.

Vào bàn tiệc, Thiếu Úy Bỉnh ngỏ lời rồi giới thiệu thức ăn.  Toàn bộ là thịt cầy (chó)…tiết canh, chả ch́a, rựa mận…củ riềng, lá mơ…. Bên trái và trước mặt vợ tôi là mấy đĩa thịt gà.  Ông Bỉnh hỏi:                                          

-Thiếu Úy có dùng được không?

-Sao lại không?  Tôi đáp.

Thật ra, tôi chưa từng ăn thịt cầy bao giờ v́ từ nhỏ sống theo truyền thống của gia đ́nh.  Cha tôi rất ghét những người nào ăn thịt chó, hàng xóm qua mượn chén đũa đi nhậu thịt cầy là ổng cho luôn.

Ông ta tiếp, chúng tôi cũng có dọn riệng món thịt gà dành cho cô, và nếu…. Tôi đưa đĩa cho ông ta xớt tiết canh, đậu phọng giă, rau thơm và nhấp rượu đế một cách ngon lành… Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi biết ăn thịt cầy.

Với sự đồng ư của BTL/SĐ22/P3 tôi ở tại hậu cứ Phú Tài, thay v́ phải ra với Chi Đoàn(-) đang tăng phái cho Trung Đoàn 45 Bộ Binh tại Phù Mỹ.

Hàng tháng, tôi đi phát lương cho họ.  Thiếu Úy Bỉnh cho một phân đội Thám Thính Xa M8 đi hộ tống.  Tôi bảo:

-Đường sá quá an ninh mà hộ tống làm ǵ? (v́ ở cầu Phù Ly có Sư Đoàn Mănh Hổ của Đại Hàn do Đại Tá Pak Chung Hy chỉ huy trấn đóng.  Sau này ông ta làm Tổng Thống Đại Hàn.

Mỗi lần thấy xe tôi đi qua, mấy anh lính giữ cầu bồng súng chào, v́ họ tưởng là ông Tướng, ông Tá nào đó (Xe Jeep 2 cần câu mà có Thiết Giáp hộ tống).

Trên đời, mấy thủa được làm vua, dù là vua cỏ.  Làm vua cỏ được mấy tháng và gần gũi với người cộng sự khoan ḥa, có phong cách như ông Bỉnh, tôi thấy hạnh phúc, sung sướng.  Nhưng cuộc vui nào cũng có ngày tàn.  Chi Đoàn được lệnh bàn giao hết mấy chiếc Thám Thính Xa cổ lỗ sĩ đó để về Saigon thành lập Chi Đoàn Thiết Kỵ theo tổ chức mới (Chi Đoàn TQV có 15 xe M113, biến cải thành Thiết Kỵ có 22 xe).  Thêm một trở ngại lớn nữa là cái “lon” của tôi quá nhỏ (Thiếu Úy) mà về Trường Thiết Giáp làm Chi Đoàn Trưởng một Chi Đoàn Thiết Kỵ mẫu th́ khó coi quá, nên cuối cùng, Thiếu Tá Dung Thiết Đoàn Trưởng phải đưa tôi qua coi Chi Đoàn 3/3 TQV, sẽ biến cải tại Pleiku.

 

-o O o-

 

Ông Bài - Thiếu Úy Bài.

Tôi về làm việc chừng vài tháng ǵ đó.  Một hôm có Thiếu Úy Bài, chi đội trưởng chi đội 2 từ Phù Mỹ lên gặp tôi.

Khác với ông Bỉnh khoan ḥa, mực thước.  Ông Bài mặt mày đỏ gay, đỏ gấc giống như đệ tử Lưu Linh, nhưng điều tôi lấy làm ngạc nhiên là ông ta nói chuyện rất từ tốn, mặc dù có hơi men.

-Bài không phục ông Chi Đoàn Phó ở cách xử sự không đúng với phong cách của cấp chỉ huy….

-Nếu Thiếu Úy (tôi) bảo Bài cúi xuống đánh, Bài cũng xin vâng; nhưng làm việc với ông phó th́ không.  Xin Thiếu Úy giải quyết.

Mặc dù mới về chưa được bao lâu, nhưng tôi hiểu sự gút mắc và tính t́nh của đôi bên, nên khuyên ông ta.

-Anh cứ về làm việc đi.  Làm trong phần trách nhiệm của anh và tuân hành lệnh của ông Chi Đoàn Phó, không tranh luận.  Thời gian tới, nếu mẫu thuẫn đôi bên vẫn c̣n, tôi sẽ t́m cách tháo gỡ cho.

Vài tháng sau, ông ta theo Chi Đoàn vào Saigon biến cải, tôi qua coi CĐ3/3 TK.

 

-o O o-

 

Bốn năm sau.  Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tôi t́nh cờ gặp lại ông.  Lúc đó là Trung Úy Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn Chi Huy Công Vụ (CHCV) của Thiết Đoàn 14 Kỵ Binh đóng tại Kontum.

Trước năm 1972, Mỹ - người bạn đồng minh phản bạn, đi đêm với Cộng Sản, thả lỏng cho các đại đơn vị quân chính quy CS Bắc Việt tự do theo đường ṃn HCM, xâm nhập vào vùng ngă ba biên giới Banhet (tôi có đề cập trong tập “Tết Mậu Thân 1968 tại Kontum”).

Mùa Hè 1972 (tôi không nhớ đích xác tháng mấy) các đại đơn vị của CS Bắc Việt có chiến xa yểm trợ đă tràn ngập Bộ Tư Lệnh SĐ 22 BB tại phi trường Phượng Hoàng Tân Cảnh.

 

Đại Tá Thiết Giáp Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Doàn 22 BB và Thiếu Tá Trần Khánh Dư, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 14 KB tử trận.

John Paul Vann, cố vấn trưởng của QĐII, đáp trực thăng xuống bốc anh Đại Tá cố vấn trưởng của Sư Đoàn 22 mà không bốc Đại Tá Đạt v́ hai bên có hiềm khích ǵ đó?

 

(Người mặc quần áo dân sự đứng giữa ở hàng đầu là cố vấn John Paul Vann)

 

Theo lời mấy anh phi công trực thăng VN th́ chiếc trực thăng của John Paul Vann đi tới đâu th́ pḥng không của VC ngưng bắn tới đó.  Anh ta tự ḿnh lái lấy chiếc trực thăng mầu trắng.

-Chiến tranh VN bẩn thỉu là như vậy đó.

Sau khi chiếm được Tân Cảnh và Dakto, chiến xa VC tràn xuống bố trí trong rừng Ngô Trang, nam Vơ Định và bắc Kontum, khoảng 20 km, chỉ cần một đêm là tấn công vào Kontum.

Trước áp lực đó, Đại Tá Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh phải triệt thoái về trại gà, nam Kontum độ 7 km.

Quốc Lộ 14 Kontum-Pleiku bị gián đoạn v́ VC đă chiếm lĩnh ngọn núi Chư Pao, yết hầu ra vào Kontum.  Chủ trương của VC là chiếm Thị Xă Kontum có dân chúng.

Thời gian đó, chỉ có di tản bằng trực thăng hoặc có một số người mạo hiểm đi theo đường từ Phương Ḥa ra Plei Te (phía Tây QL14, đường đất, cũng không bảo đảm ǵ).

Trước t́nh h́nh khẩn trương và nguy cấp đó, Trung Tá Nguyễn Đức Dung, Tư Lệnh LĐ2KB bay đi thanh sát, bao vùng khu vực bắc Kontum.  Tôi xin tháp tùng lên Kontum để bốc cha mẹ vợ tôi.  Khi gần đến, ông ta bảo:

-Qua thả em xuống Thiết Đoàn 14.  Em có 30 phút đi lo công việc.  Bao vùng xong, qua trở lại đón.  Không được trễ.

Chiếc trực thăng vừa là là, tôi chưa kịp nhẩy xuống th́ địch đă “chào mừng” tôi bằng một tràng mưa pháo.  Trực thăng bốc lên ngay.  Tôi chạy vào hầm chỉ huy của Thiết Đoàn 14 KB.  H́nh ảnh đập vào mắt tôi trước tiên là bà Thiếu Tá Dư đang ngồi khóc v́ được tin chồng tử trận trên Tân Cảnh.  Tôi vội vă bước tới chia buồn và an ủi bà.  Quay ra tôi gặp Trung Úy Bài.

-Anh cho tôi mượn chiếc xe Jeep đi xuống phố ngay.

-Xe đậu ngoài băi, nhưng nó đang pháo kích mạnh, không tài xế nào dám ra lái.  Xin Đại Úy chờ.

-Việc tôi khẩn cấp, tôi không thể chờ nó ngưng pháo kích được.  Anh cho tôi mượn ch́a khóa và chỉ chiếc xe nào, tôi lái đi.  Đột nhiên anh Bài đổi cách xưng hô:

-Đang nguy hiểm như thế này, “ông Thầy” không thể đi một ḿnh được.  Để Bài lái cho ông Thầy đi.

-Đây là việc riêng của tôi, mà anh c̣n có trách nhiệm ở đây.

-Dứt khoát là không, ông ta bảo.

Tôi không tranh căi nữa.  Ra tới băi, chỉ c̣n vài trái pháo ở cuối phi trường.

Đến nhà, cha mẹ vợ tôi bận ra nghĩa trang tiễn đưa đứa cháu gái vừa bị VC pháo kích chết.  Chúng tôi lại chạy ra nghĩa trang.  Ra đó, th́ mọi người đều về.  Quay trở lại nhà th́ kịp lúc ông bà vừa bước vô.  Tôi bảo:

-Ba má theo con đi ngay về Pleiku.  Miệng nói tay tôi kéo bà đi với túi hành lư.  Cả hai đều hốt hoảng.

Ra tới Thiết Đoàn 14 th́ trễ mất hơn 10 phút.  Chờ măi không thấy trực thăng đâu, hay ông ta đă bỏ về rồi.  Bỗng nhiên trực thăng xuất hiện, rà xuống chỗ chúng tôi.  Anh xạ thủ đưa ông bà lên.  Dịch lại pháo kích tiễn chân.  Tôi chỉ kịp níu lấy sàn trực thăng và nó bốc lên….

Tối hôm đó chiến xa VC từ Ngô Trang tràn xuống uy hiếp Bệnh Viện 2 Dă Chiến, phía Bắc BTL/BK24 cũ, TĐ 221 PB(?) và các Đại Đội Thám Kích.  Lực lượng trú pḥng đă anh dung chiến đấu.  Hai bên giằng co nhau cả đêm (Tôi không rơ diễn tiến trận đánh và các đơn vị bạn tham dự).

Ngay đêm đó John Paul Vann, cố vấn trưởng của QĐII cho lệnh phi cơ C130(?) dùng hồng ngoại tuyến tiêu diệt trọn chiến xa địch (32 – 36 chiếc?).  Số c̣n lại triệt thoái.  Cùng lúc đó SĐ23 BB của Đại Tá Lư Ṭng Bá từ trại gà phản công lên tái chiếm và làm chủ được thành phố.

Phía Nam, Trung Tá Dung Tư Lệnh LĐ2KB xử dụng Chi Đoàn 1/3 Chiến Xa và BĐQ tăng phái, khai thông được QL14 và tái chiếm núi Chư Pao. 

Vài ngày sau đó John Paul Vann lái trực thăng ngang qua sườn phía Tây của Chư Pao th́ phi cơ phát nổ.  Cơ quan MACV (Mỹ) báo cáo là do pḥng không của VC bắn rớt?

 

Sau này tôi vào tù ở trại Nam Hà, tôi có gặp Trung Tá Thời, Tiểu Đoàn Trưởng BĐQ, ông ta bảo:  Lúc đó Tiểu Đoàn “Moi” đang kiểm soát khu vực chỗ chiếc trực thăng rớt, VC nào bắn!!!

Đám tang của ông Vann, có một thiếu phụ VN rất trẻ, mặc đồ tang đến tham dự.  Báo chí Saigon có đăng h́nh và bảo:  Đó là cháu gái của Đại Tá Lư Ṭng Bá và là hôn thê của ông John Paul Vann.  Họ đưa câu hỏi:  Có phải ông Vann chết v́ đi ngược lại với chính sách của Mỹ v́ t́nh riêng mà cứu Kontum?  Việc này tùy các bậc cao kiến và các Sử gia.  Tôi không biết đúng hay sai.

 

-o O o-

 

 

 

“Chuyện khó tin, nhưng có thật”

(Lệnh bao súng khi đi hành quân)

 

Đây không phải là chuyện tếu mà là chuyện có thật 100% đă xẩy ra trong mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại Tây Nguyên. 

(Tôi không phải là nhà văn nên viết lách thiếu mạch lạc và khúc triết.  Nhưng trên cương vị là người ghi chép, tôi nói lên rất trung thực mọi sự kiện xẩy ra, kể cả những lời đối thoại kém thanh bai.)

-o O o-

 

Tôi đang ngồi tại văn pḥng th́ có điện thoại của Đại Đức Tuyển Úy Trưởng Tuyên Úy Phật Giáo QĐII.

            -Đại Úy có bận lắm không?  Tôi muốn đến thăm.

            -Rất vinh hạnh đón Đại Đức.

Trong khi chờ đợi, tôi nghĩ chắc ngoài Sở Tuyên Úy cần nhiên liệu chăng?  Đối diện với tôi là một thầy tu khoan ḥa, hiền hậu, nói năng từ tốn, mực thước.

            -Tôi có một việc cần Đại Úy giúp cho.

            -Đại Đức nói đi.  Tôi sẽ làm mọi việc nếu khả năng cho phép.

            -Bên Nha Tuyên Úy Phật Giáo có một thầy Sa Di tên Lê Văn Phê, là đệ tử hầu cận của Thượng Tọa Thích Tâm Giác, Tổng Nha Tuyên Úy Trưởng/Quân Lực VNCH.  Anh ta đánh lính Cảnh Sát sao đó bị bắt đưa vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.  Khi Thượng Tọa Tâm Giác biết th́ họ đă đưa ra đây, và hiện đang làm việc với Đại Úy.  Trong thời gian chờ đợi Thượng Tọa can thiệp th́ chúng tôi sợ anh ta chung đụng và đi chơi nhiều với lính tráng sẽ hỏng đường tu tŕ của anh ta.

            -Đại Úy có thể giúp để “ǵn giữ” anh ta được không?

            -Thưa Đại Đức, tôi hiểu và tôi sẽ làm được việc này bằng cách giữ anh ta đi sát cánh với tôi.  Tôi gọi ông Thượng Sĩ Thường Vụ đưa anh ta lên tŕnh diện:

            -Kể từ hôm nay, tôi chọn anh làm cận vệ.  Tôi sẽ bảo ông Thượng Sĩ Thường Vụ cho anh một pḥng riêng.  Khi tôi gọi là phải đi ngay.  Anh phải sẵn sàng súng ống, áo giáp, mũ sắt 2 lớp, 3 ngày lương khô và bi đông đầy nước….

            -Thưa Đại Úy.  Đại Úy an tâm, em làm cận vệ th́ chẳng có đứa nào có thể xáp gần Đại Úy cách 3 mét được (nghe nói, anh ta có đệ tứ đẳng huyền đai Thái Cực Đạo?).

            -Anh Phê này, VC nó tấn công tôi từ đằng xa, anh chú trọng điểm ấy hơn….

            Sau cuộc hành quân của Lữ Đoàn II Kỵ Binh giải toả QL14B Pleiku-Kontum bắt tay với SĐ23 BB, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn II & QK II đă đáp trực thăng xuống tại cầu Dakbla gắn cấp bậc Đại Tá cho Trung Tá Nguyễn Đức Dung, Tư Lệnh LĐ2KB, và cấp bậc Đại Úy cho Trung Úy Trương Gia Lương, Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 1/3 Chiến Xa, người chỉ huy lực lượng giải tỏa QL14B.

            Giai đoạn kế tiếp là cuộc hành quân bảo vệ QL và tranh nhau làm chủ.

            BTL/QĐII tổ chức BCH Tiền Phương do Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Phó chỉ huy, đóng ở phía Đông QL14, phía Bắc Biển Hồ độ 7 km?. 

            Lúc ấy, tôi là Chi Đoàn Trưởng Chỉ Huy Công Vụ, vừa đảm nhận đủ thứ chức vụ linh tinh.  Một hôm tôi lên căn cứ này để gặp Đại Tá Dung.  Khi đi ngang qua chi đội Thám Thính V100 tôi thấy các súng đại liên 30, 50 đều bao lại hết.  Tôi gọi Thượng Sĩ I Nguyễn Văn Ức lại hỏi:

            -Bộ mấy anh tưởng đây là ngă ba rạp hát Diệp Kính sao?

            -Thưa Đại Úy, đó là lệnh của Thiếu Tá Trưởng Pḥng 3 BTL/LĐ ông ta bảo:

            -V́ có bộ binh nằm đường, khi đi hộ tống Pháo Binh chỉ cần có sự hiện diện của TG, VC nó sợ là đủ.  Nếu các anh bắn, e chết bộ binh.  Tôi cười:

            -Tôi không nghĩ VC nó sợ TG, nhứt là mấy xe TG chạy bánh này.

Rồi một hôm, Đại Tá Dung gọi tôi nói:  Em ra lệnh cho Trung Úy Chài (trưởng ban quân xa) ngày mai đưa 2 chiếc chiến xa cứu nạn M578 lên Plei Khoy Boy kéo hết mấy xe TG cháy nằm trên đường thả xuống hố hoặc chỗ nào khuất mắt của xe dân sự qua lại.

            -Thưa Đại Tá, 2 chiếc M578 mới lănh ở Qui Nhơn về chưa thiết trí kịp máy truyền tin và súng ống.

            -Tạm trang bị súng, đành vậy thôi, ông ta nói.

            -Ngày mai QL14 cần phải được khai thông để báo cáo về Saigon.

            -Thưa Đại Tá, ngày mai, tôi sẽ đi.  Đại Tá Dung nói:

            -Em không cần phải đi, để ông Chài đi được rồi.

            -Không sao đâu Đại Tá, ông Chài không quen ở trận địa và địa thế ở đó….

Tôi dắt hai chiếc xe cứu nạn lên, đậu ngoài căn cứ rồi vào trong bảo Thượng Sĩ Ức.

            -Anh vào tháo hết bao súng ra.  Ông Thiếu Tá Trưởng Pḥng 3 chạy đến:

            -Đại Úy.  Đó là lệnh của Đại Tá.

            -Thiếu Tá cứ vào tŕnh lại với Đại Tá.  Tôi cho lệnh tháo ra.

Đoàn xe tôi trực chỉ lến hướng Bắc, vừa qua khỏi mả VC(*), về phía Đông là ngọn núi Chư Pong và Chư Kon Krang th́ địch từ phía Tây QL bắn B40 và B41 ra mấy quả, nhưng đều trượt.  Tôi gọi về BCH/HQ, ông Thiếu Tá Trưởng Pḥng 3 trả lời:

            -Bộ Binh bảo đó chỉ là pháo kích (có nghĩa là bắn từ xa).  Tôi bảo:

            -Ở đây, tôi thấy rơ là đạn đạo thẳng và cả khói vàng bốc lên cách tôi khoảng 100 mét.

Th́ ra Bộ Binh làm chủ từ đường lộ vào trong khoảng 20 mét.  Trong kia là VC.  Không bên nào dám tiến lên v́ bị lộ diện.  Ở đó là một vùng đồi trống trải.  Đi thêm 2 km nữa th́ đến làng Plei Khoy Boy.  Đó là một ngọn đồi nhỏ tương đối cao hơn.  Đây là một chiến trường quen thuộc của tôi vào năm 1969.  Sau khi kéo mấy xác chiến xa và M113 cháy nằm ngổn ngang trên đường, đưa tất cả vào mép rừng th́ 1 chiến xa cứu nạn M578 bị bất động (h́nh như bị bể ống dầu máy).  Như vậy bận về chúng tôi sẽ di chuyển rất chậm v́ 1 kéo 1.  Tôi gọi BCH/HQ bảo họ làm viêc với BB giữ đường.  Cuối cùng Đại Tá Thông, Trung Đoàn Trưởng BB lên gặp tôi yêu cầu đừng tác xa.  Tôi bảo: Nếu tôi không bị tấn công th́ tác xa làm ǵ?  Ông ta gọi về BCH/HQ nói sao đó.  Ông Thiếu Tá Trưởng Pḥng 3 lại gọi lên:  Nếu anh muốn, ở đây sẽ đưa trực thăng lên đón anh về.  Tôi trả lời:  Lính tôi nó đi đường bộ, tôi không đi trực thăng.  Tôi ra lệnh 2 chiếc chiến xa cứu nạn kéo nhau đi trước; khoảng 500 mét tới xe tôi rồi 2 chiếc V100 theo sau, không cho đóng khung hộ tống v́ làm như vậy nó c̣n chú trọng vào cái “bia” hơn.

 

            Khi đi ngang qua đó, 2 chiếc M578 bị bắn.  Tôi thấy khói đen bốc ra từ trong xe nhưng nó vẫn tiếp tục được.  Tới phiên tôi, tôi bảo anh tài xế Lâm Văn Chỉnh là anh cứ giữ tốc lực tối đa, nó bắn kệ nó.  Kềm tay lái đừng để xe lật.  Xây qua sau “cận vệ sa di Lê Văn Phê tôi nói: Anh chuẩn bị bắn trả và sẵn sàng nhẩy xuống đường.  Quả nhiên , ngang qua đó th́ một tràng thượng liên liên tục bốp bốp…vào xe.  Xe chỉ chạy thêm được 10 mét.  Tôi bắn trả VC bằng cây AK47 bá xếp và gọi BCH/HQ báo:

            -Xe tôi bị bắn, nằm tại chỗ.  Ông Thiếu Tá nói: 

            -Anh cố gắng lết về, đừng bắn trả!!!.  Tôi hét to trong máy:

            -Anh im cái mồm đi.  Lết với lết….

Tôi ném ống nói xuống rồi 3 đứa nhẩy ra 3 góc để yểm trợ nhau th́ 2 chiếc V100 cũng vừa tới dùng đại liên 50 bắn vào mục tiêu.  Tôi xem lại thấy 3 cái bánh bên dưới và cái bánh “secour” đều thủng.  Bực quá, tôi muốn bỏ xe lại đó, nhưng nghĩ lại mất công người khác, bèn lên 1 chiếc V100 bắn cầm chừng và liên tục để VC không ngóc đầu lên được, cho xe kia tới kéo xe tôi.

 

Về đến BCH/HQ Đại Tá Dung ra đón tôi:

            -Qua đă khiển trách bên Bộ Binh rồi.

            -Tôi cám ơn Đại Tá, nhưng quá trễ, may mà tôi c̣n về được đây.  Ông ta biết tôi nổi điên, bèn lật đật gọi anh tài xế nói:  Anh lấy xe tôi đưa Đại Úy Đông về.

            Về đến nhà, vợ tôi mở cửa ra đón, thấy anh tài xế đi ṿng qua mở cửa cánh gà đưa tôi xuống, nàng bảo:

            -Xe anh đâu mà anh đi xe của Đại Tá Dung ngon vậy:

            -Xe anh hư rồi và im luôn; nhưng rồi đâu có dấu được ai.

 

            Một tiếng đồng hồ sau có 2 vị khách không hẹn mà cứ đến.  Đó là linh mục Trung Tá Lê Thành Ánh, Tuyên Úy Trưởng Tuyên Úy Công Giáo/QĐII và Đại Đức (chắc cũng Trung Tá) Tuyên Úy Trưởng Phật Giáo.  Cha Ánh bảo:  Chúa che chở anh.  Đại Đức bảo:  Phật độ tŕ cho Đại Úy.  Quả thật, có Chúa che chở và Phật độ tŕ nếu không, tại sao cả 3 người đều nguyên vẹn, không trầy một miếng da.

 

            Trong khi đang tṛ chuyện th́ gia đ́nh sĩ quan, binh sĩ kéo nhau tới ban quân xa xem chiếc xe Jeep thọ nạn.  Nó bị cả thẩy 11 viên (3 trong máy, 1 bể c̣i hụ, 1 bể gương soi mặt, 1 đi qua lớp bao cát dưới chân xuyên thủng đế giầy, 1 xuyên ghế dựa lưng và 4 viên vào bánh xe.  Thằng VC bắn tôi quả là tay thiện xa, xe tôi chạy 100 km/giờ mà nó đưa hết chừng đó đạn vào.

            Hôm sau, tài xế Lâm Văn Chỉnh, tâm sự với vợ tôi:

            -Cô ơi! Hôm qua tụi em sợ “xanh giái”; đạn VC bắn như mưa mà Đại Úy vẫn coi như không.

            Là con người ai cũng sợ chết.  Nhưng trong t́nh trạng cấp bách như vậy, người ta không có th́ giờ để sợ mà phản ứng tự nhiên là tự vệ (bắn trả) đến trước cơn sợ.  Tôi nghĩ đó cũng là bản chất tự nhiên của mọi người lính chiến.

            Đúng hay không, tùy từng người, phải không?

 

 

 

 

 

Cuộc di tản đẫm máu trên Liên Tỉnh Lộ 7B

“Pleiku - Phú Bổn - Tuy Ḥa”

 

 

-o O o-

 

 

 

South Vietnamese troops crouch behind tank during Editorial Stock ...

 

 

            Thiên hồi kư này chỉ nói lên trong phạm vị hạn hẹp về hoạt động của Chi Đoàn 3/21 Chiến Xa và Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân trên con đường di tản đẫm máu từ Pleiku - Phú Bổn đến Tuy Ḥa.

            Tôi không biết ǵ về diễn biến trên chiến trường phía sau (đèo Tona, Phú Bổn) của Bộ Tư Lệnh Chiến Đoàn II di tản nên không thể góp ư kiến phân tách hay b́nh luận về sự kiện lịch sử này.

            Điều duy nhất tôi muốn nói lên là sự thật rất đau ḷng:

            “Chúng tôi (Chi Đoàn 3/21 CX M48 và Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân là cái bia sống cho Sư Đoàn 320 CSBV trên băi chiến trường trải dài từ bờ sông Ba đến chân đèo Tona (Phú Bồn).”

 

ΜΟΛΩΝ ΛΑΒΕ : M48 Patton

 

 

-o O o-

 

Tôi đang đi kiểm soát ṿng đai pḥng thủ th́ Trung Úy Đ́nh, Chi Đoàn Phó ra báo có điện thoại của Đại Tá Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh.  Tôi vào liên lạc, ông ta bảo:

            -11 giờ trưa nay tôi đi Phan Thiết thăm mấy Chi Đoàn dưới đó, chú sửa soạn theo tôi.  Tôi đă báo với ông Thiết Đoàn Trưởng chú rồi.  Tôi ngạc nhiên lắm.  Việc ông ta đi thanh sát các Chi Đoàn th́ đưa mấy ông Trưởng Pḥng liên hệ theo, tôi không dính líu ǵ cả.

            Tôi gọi Trung Tá Vinh, Thiết Đoàn Trưởng của tôi và bầy tỏ ư kiến như vậy.  Trung Tá Vinh bảo:  Tôi cũng nghĩ thế, nhưng Đại Tá đă bảo th́ anh cứ đi.

            Máy bay chuẩn bị đáp xuống phi trường Liên Khương để thả anh Sĩ Quan Tùy Viên của Tướng Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân xuống, ông ta đổi ư:

            -Hay là chú xuống Đà Lạt đi, xuống Phan Thiết làm ǵ hôi mùi nước mắm lắm.  Chú có quen với ông Tỉnh Trưởng Đà Lạt xuống đó mượn xe, chiều tôi quay về đây ḿnh đi thăm Đà Lạt chơi.

            Xế chiều ông ta mới trở về và nói:

            -Bây giờ trễ rồi, không ghé Đà Lạt được, đi về thôi. 

            Máy bay trực chỉ Pleiku.  Khi gần ngang Ban Mê Thuột phi công bảo không đủ nhiên liệu về Pleiku, cần phải ghé phi trường tiếp tế xăng…. Trời đă chạng vạng tối, phi trường vắng tanh (Phi trường L19 trong thành phố BMT).  Chỗ kho xăng chỉ có anh lính gác mà không có thủ kho.  Phải chờ anh ta gọi.  Tôi nói với Đại Tá Đồng:

            -Để tôi gọi Đại Tá Luật cho xe ra đón Đại Tá về nghỉ tạm, chờ đổ xăng xong ta về.

Khi xe đến đón, ông ta bảo:

            -Chú cứ vào chơi với ông Luật, tôi ở đây.

            -Đại Tá ở đây không tiện đâu.

            -Ta bảo mà.  Chú cứ đi đi.

Tôi biết ông ta với ông Luật không hợp nhau nên thôi.  Vào gặp ông Luật, lâu ngày gặp nhau, nhưng cũng không có thời giờ hàn huyên ấm lạnh.  Ông Luật cho biết hiện Ban Mê Thuột (BMT) đang bị áp lực nặng nề của 3 Sư Đoàn chính quy Bắc Việt, trong đó có Sư Đoàn 320 và một đơn vị mang bí số F86? (tôi quên rồi) do sự chỉ huy trực tiếp của mặt trận B3.

            -Anh có xin Bộ Tư Lệnh QĐII tăng cường 1 Chi Đoàn Chiến Xa M48, nếu được em xuống đây th́ tốt quá.

            Song song với t́nh h́nh đó, VC đưa Sư Đoàn F10 tăng cường Trung Đoàn 95B để cắt đứt QL19 (Pleiku-Qui Nhơn).  Trung Đoàn 95B là một Trung Đoàn chuyên về giao thông chiến.  Địa bàn hoạt động thường xuyên là ngă ba Châu Khê (phía Đông Suối Đôi khoản 7 km) đến đèo An Khê, trọng điểm là đèo Mang Yang.

            Sau đó VC hăm dọa Kontum để Tướng Phú (Tư Lệnh QĐII) chuyển hướng về đó.

 

            Vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 3 năm 1975 VC tấn công Ban Mê Thuột, tràn ngập Tiểu Khu, dinh Tỉnh Trưởng và Trung Tâm HQ Bộ Tư Lệnh SĐ23 BB.  Con trai út của ông là Nguyễn Trọng Linh chết trong biến cố này.

 

            Lúc đó Chi Đoàn tôi đang tăng phái cho Trung Đoàn 44 BB (do Trung Tá Ngô Văn Xuân chỉ huy) trấn đóng căn cứ 801 để ngăn chận chiến xa địch từ hướng Pleime.

            Tướng Phú điều động Liên Đoàn 2 BĐQ do Trung Tá Dậu chỉ huy? xuống giải cứu BMT. Cả Trung Tá Ngô Văn Xuân và tôi đều nghĩ: giá Quân Đoàn đưa Trung Đoàn 44 về cứu BMT th́ hiệu quả hơn v́ hậu cứ và trại gia binh của Trung Đoàn này ở đó, họ sẽ tử chiến với VC để cứu gia đ́nh, vợ con họ.  Sau đó Liên Đoàn 7 BĐQ do Đại Tá Lê Kim Tây chỉ huy vào thay thế cho Trung Đoàn 44 BB.

 

            Ban Mê Thuột thất thủ, QL19 (Pleiku-Qui Nhơn) bị khóa chặt, tức lá chắn cạnh sườn phía Nam của ta bị bể, huyết lộ phía Đông bị nghẽn.

 

            Mặt trận B3 của VC điều động các đại đơn vị cấp Sư Đoàn tiến quân theo hướng tây nam từ Pleime Đức Cơ và phía bắc từ Dakto, Tân Cảnh tràn xuống uy hiếp Kontum để không chế và cô lập Pleiku, thủ phủ của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

            Trước t́nh h́nh nghiêm trọng và khẩn cấp này BTL/QĐII ban hành lệnh di tản gia đ́nh binh sĩ bằng đường không vận và đường bộ.

            Theo kinh nghiệm của tôi vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, việc di tản bằng cầu không vận chỉ giải quyết được một phần nhỏ v́ không đáp ứng được hết nhu cầu về địa điểm đến và hoàn cảnh từng gia đ́nh.  Năm 1972, tôi là người trách nhiệm việc di tản cho Lữ Đoàn II KB về đường không vận, tương đối có hiệu quả nhờ tôi có quen biết nhiều với các Sĩ Quan của Không Đoàn 72 chiến thuật thuộc Sư Đoàn 6 Không Quân.  Lần này, tôi bận trách nhiệm hành quân.  Việc di tản bằng cầu không vận và đường bộ do BCH/TĐ 21CX đảm trách, các Chi Đoàn tự túc xử dụng các Thiết Xa Vận Tải M548 và GMC cơ hữu của ḿnh.  Chính Trung Tá Nguyễn Cung Vinh, Thiết Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn Chinh Phu, Thiết Đoàn Phó cũng tận t́nh lo lắng cho gia đ́nh tôi.

            Hàng ngày máy bay lên xuống bên hông nhà tôi trong phi trường Holloway (Pleiku), nhưng chúng tôi không đáp ứng được v́ có hoàn cảnh riêng: Vợ tôi mới sinh con chưa đầy 3 tuần lễ, chưa đi đứng vững không thể cưu mang 4 đứa nhỏ vào Saigon mà không có thân nhân ở đó; vả lại chúng tôi cũng không có tiền.

 

            Về cuộc di tản gia đ́nh binh sĩ của Chi Đoàn bằng đường bộ, phải nói Trung Úy Ông Thoại Đ́nh, Chi Đoàn Phó đă chu toàn nhiệm vụ ḿnh một cách đáng khen.  Ông đóng vai tṛ nội trợ của tôi và người mẹ của Chi Đoàn một cách hoàn hảo.  Ông lo cho tất cả gia đ́nh binh sĩ lên hết trên 4 chiếc Thiết Xa Vận Tải M548 và 2 chiếc GMC đàng hoàng, chu đáo.  Chúng tôi chỉ bỏ lại chiếc cứu xa hạng nặng M88 (65 tấn) v́ nó là con rồng uống xăng (cứ 100 km hoặc 2 giờ hoạt động nó ngốn hết 400 lít xăng, vả lại nó không thể chạy suốt ngày đêm được.

 

            Xế trưa ngày 15 tháng 3 năm 1975, tôi về hậu cứ Pleiku (trong phi trường Holloway) để duyệt lại tiến tŕnh công tác di tản cho gia đ́nh binh sĩ của Chi Đoàn và cho lệnh tiêu hủy hết mọi văn kiện hồ sơ, đặc lệnh truyền tin, máy truyền tin cố định….  Tôi gặp Đại Tá Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 KB.  Ông cho biết Quân Đoàn II ban hành lệnh triệt thoái.

 

-o O o-

 

            Sáng ngày 15 tháng 3 năm 1975, Chi Đoàn tôi cùng với Liên Đoàn 7 BĐQ đang từ căn cứ 801 để án ngữ hướng Pleime được lệnh rút về chân núi Hàm Rồng để chuẩn bị cuộc di tản. 

            Buổi chiều Chuẩn Tướng Lê Văn Tất, CHT/BĐQ/QKII đáp trực thăng xuống gặp Đại Tá Lê Kim Tây, LĐT và tôi để ban hành lệnh.  Ông ta bảo:

            -Các anh có 72 tiếng đồng hồ để đi từ đây về tới Tuy Ḥa theo liên tỉnh lô 7B/

            -Ngày mai có 1 Đại Đội Vận Tải sẽ vào bốc 2 Tiểu Đoàn của LĐ7 BĐQ tại Chư Kara, phía Tây Nam Pleiku. Hai Tiểu Đoàn này có nhiệm vụ án ngữ đèo Thanh B́nh để chận đứng đường tiến quân của địch từ phía Đức Cơ.

            Khi Tướng Tất ra về, tôi nói với Đại Tá Tây:

            -Theo tôi nghĩ, Đại Tá nên có kế hoạch “thu xếp” cho 2 Tiểu Đoàn này.  V́ theo kinh nghiệm của cuộc di tản chiến thuật năm 1972, tôi không tin là ngày mai Đại Đội Vận Tải sẽ bốc chúng để tiếp tục di chuyển theo chúng ta.

Điều tôi ước đoán rất đúng, v́ ngày mai 2 Tiểu Đoàn này phải lội bộ.

            Sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975, Đại Tá Tây dắt 12 chiếc xe Jeep trang bị hỏa tiễn TOW cùng với 2 Đại Đội(?) hộ tống đi trước.  Chi Đoàn tôi cơng tối đa số c̣n lại.  Trung Tá Phúc, Liên Đoàn Phó ngồi xe tôi.  Ông này nguyên trước kia học cùng với tôi ở trường Phan Thanh Giản (Cần Thơ) sau tôi mấy lớp.  Bây giờ tuy cấp bậc ông ta lớn hơn tôi, nhưng lúc nào cũng tỏ ra kính nể.

            Từ sáng sớm, Chi Đoàn đă đậu hàng dọc bên lề đường.  Chiếc M113 chở vợ con tôi đậu ngay trước mặt chiến xa chỉ huy.

            Đoàn người di tản từ Kontum, Pleiku tràn ngập cả mặt đường.  Đủ loại phương tiện, nhưng 90% là đi bộ.  Họ bồng bế con thơ, tay xách hành lư nặng nề, tất cả ra đi trong sự kinh hoàng, sợ hăi….

            Tôi nh́n xuống….Một bài toán làm bể cái đầu tôi: Làm sao những người này có thể đi bộ tới Tuy Ḥa xa xôi gần 200 km đường rừng với suối sông ngăn trở.  Tôi chợt nh́n thấy một h́nh ảnh làm se thắt tim tôi:  Một người đàn bà, tay trái ẵm con c̣n đỏ hỏn nằm quấn trong chăn, tay kia xách hành lư và dẫn theo một đứa nhỏ khoảng 5, 7 tuổi ǵ đó.  Tôi gọi chị ta lại hỏi:

            -Chồng chi đâu? Anh ta làm ǵ?  Sao không lo cho chi quá giang xe nào đó.

            -Chồng em là lính BĐQ, không biết bây giờ ở đâu, cũng không đi nhờ xe nào được. Xin Thiếu Tá cho em lên xe để cứu con em.

            -Tôi không thể cho chị đi được, v́ nếu cho lên xe, đám đông sẽ trèo lên theo. 

Chị ta khóc. Tôi bảo:

            -Thôi được rồi, tôi đồng ư, với điều kiện là chị phải vào ngồi trong pháo tháp, không được ra ngoài.  Khi thuận tiện, tôi sẽ gọi chị qua xe vận tải.  Nếu đồng ư, tôi cho đi.  Chị ta gật đầu.

            -Bây giờ chị vào trong bụi cây kia, lát nữa tôi sẽ vào đón…

Đoàn lữ hành di chuyển rất chậm, dĩ nhiên.  Đến xế chiều th́ Chi Đoàn di chuyển dưới chân một đường đèo quanh co, nh́n lên trên núi trùng trùng điệp điệp nhuộm cả một rừng mầu tím hoa sim.  Tôi bấm máy nói đùa:  Ngày xưa, khi tôi mới vào đời lính, Cheo Reo chào mừng tôi bằng rừng hoa tím, giờ cũng rừng hoa tím này tiễn chân tôi đi.  Chắc vợ tôi nghe được, sẽ băo:

            -Cái anh này thiệt là.  Sắp chết đến nơi, vẫn c̣n máu lăng mạn.

Chiều hôm ấy, khi đến xă Phú Bổn (Cheo Reo), tôi cho xe vợ con tôi vào nhà thờ tạm trú.  Khi xe tôi vào cổng, cha Sơn (Cha phó) ra dấu dẫn tôi vào.  Tôi chỉ cái cổng và chiếc xe tôi.  Cha Sơn bảo:  Cứ vào đi, giờ này mà Thiếu Tá c̣n sợ sập cổng nhà thờ sao?  Tới nhà thờ, tôi nghe vợ tôi bảo Bằng Phong nó ngáp ngáp, sợ hết thở.  Tối đó cha xứ Phạm Thiên Trường làm lễ rửa tội cho cháu và ông Trung Sĩ I Nguyễn Văn Thiệu là bố đỡ đầu.

            Đêm hôm ấy, đoàn xe vận chuyển gia đ́nh binh sĩ của Chi Đoàn 3/21 CX gồm 4 Thiết Xa vận tải M548 và 2 GMC cộng với chiếc M113 chở gia đ́nh tôi bố trí trong khu vực nhà thờ do Trung Úy Đ́nh, Chi Đoàn Phó chỉ huy (chiếc cứu nạn xa hạng nặng M88 không đi theo được v́ không thể hoạt động xa như vậy).

            Chi Đoàn lại tiếp tục di chuyển tới một ngọn đồi con gần bờ sông Ba? bố trị tạm  tại đó.  Trời đă chạng vạng tối, Trung Tá Phúc bảo:  Anh Đông, Đại Tá Tây muốn nói với anh là cố gắng qua đèo ngay trong đêm nay để gặp ổng.  Tôi trả lời:

            -Không được đâu, anh Phúc, bây giờ đă gần tối mà con đèo này rất quanh co hiểm trở và rất nguy hiểm nếu bị phục kích (khi xưa tôi đă từng đi với Trung Tá Ngô Hán Đồng (cựu Tỉnh Trưởng) qua đây, nên biết rơ.  Hơn nữa, ngày hôm nay, chiến xa đă hoạt động liên tục 12 tiếng đồng hồ, không thể tiếp tục được. 

Đang nói, tôi nghe tiếng tách và thấy bóng vật ǵ trên cao.  Cả hai thụp xuống pháo tháp th́ một trái lựu đạn nổ.  Không ai bị ǵ.  Không hiểu sao VC nó len vào được ṿng đai BĐQ mà vô gần xe chỉ huy.  Tôi đùa với Trung Tá Phúc:  Nói 72 tiếng mà mới 12 tiếng đă đánh rồi.  Vậy là hai bên bắn nhau gần 20 phút mới im tiếng súng.

            Từ trong pháo tháp, chị vợ lính BĐQ ḅ ra, chấp tay xá tôi:

            -Em lạy Thiếu Tá, em cảm ơn Thiếu Tá, nhưng em không dám đi chung xe Thiếu Tá nữa, xin Thiếu Ta cho em đi xe khác. 

            Tôi đâu có nhớ tới chị ta.  Không chừng mẹ con “tè” trong chiến xa cũng nên..

            Đêm đó, tôi cho từng xe một vào kho Quân Tiếp Vụ gần đó cho lính lấy thêm thực phẩm, nhứt là bên BĐQ.

            Tôi xuống xe tay cầm M18, tay xách máy PRC25 đi vào nhà thờ vợ con tôi tạm trú.  Tôi ước tính sai khoảng cách và cứ theo thói quen không tốt là đi đơn độc một ḿnh không có cận vệ.  Và lại trên chiến xa vỏn vẹn có 4 người, nếu lấy cận vệ th́ thiếu người xử dụng xe.

            Vào tới nhà thờ thăm nom vợ con và thảo luận ít điều với quư cha ở đó rồi tôi trở ra xe.  Đại khái, tôi cương quyết từ chối kéo dùm chiếc xe du lịch và khuyến cáo mọi người ở đó phải tuyệt đối lên Thiết Xa Vận Tải M548.

            Sau khi tôi rời đó th́ Trung Úy Đ́nh, Chi Đoàn Phó, ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh, ông khuyên mọi người hăy cầu nguyện theo kinh cầu của tôn giáo ḿnh.

 

            Đêm 16 tháng 3 năm 1975 Việt Cộng bắt đầu rót từng cơn mưa pháo vào thị xă bằng pháo binh 130 ly, chứng tỏ VC ở cấp Sư Đoàn.  Phố sá trở nên hỗn loạn kinh hoàng.  Nhà cháy, người chết, người bị thương dẫy dụa la hét, trẻ con lạc cha mẹ bơ vơ khóc thét, hăi hùng…. Trong cảnh hoang tàn đổ nát, trong lửa đạn tôi nương theo vách từng nhà mà đi, v́ không biết chừng nào mới ngưng pháo.  Về đến xe, nghỉ một chút th́ trời cũng hừng sáng….

 

            Sáng ngày 17 tháng 3 năm 1975, chiến đoàn di tản của Bộ Tư Lệnh QĐII dàn quân bên này bờ sông Ba (EA PA - tiếng Thượng EA là sông. Có địa phương th́ sông là IA. Thí dụ sông IA Drang chảy ra biển chỗ cầu Đà Rằng) ngoại ô tỉnh Phú Bổn (tên cũ là Cheo Reo), nh́n về phía chiến trường bên kia giờ đây Sư Đoàn 320 Bắc Việt đă chiếm ngự và bố pḥng dầy đặc trên mọi địa thế, trải dài tới chân đèo Tona (Phú Bổn).

            Đại Tá Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh gọi Đại Tá Tây, LĐT-LĐ7BDQ, yêu cầu thay thế Chi Đoàn 1/21 CX của Đại Úy B́nh, rút Chi Đoàn 3/21 CX của tôi về với BTL/Lữ Đoàn 2 KB.  Đại Tá Tây không đồng ư.

            Tôi hiểu Đại Tá Đồng rất tin tưởng nơi tôi, cần tôi trong t́nh thế nguy hiểm này.

            Đầu tiên Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa M41 và một Tiểu Đoàn BĐQ được lệnh mở ṿng vây, tiến vào mục tiêu phía Tây liên tỉnh lộ 7B.  Tôi đứng trên chiến xa chỉ huy bên cạnh là Trung Tá Phúc, Liên Đoàn Phó BĐQ, Đại Úy Lai Quốc Nam, SQ Tài Chánh Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh, dùng ông nḥm quan sát.

            Chi Đoàn và BĐQ tiến lên chưa đầy 300 mét th́ hai chiếc phản lực cơ F5 bất thần xuất hiện, bổ nhào xuống đánh 2 quả bom, tiêu diệt hơn 1 Đại Đội BĐQ:

            -Oanh kích lầm?

            Tôi không nghĩ thế, v́ ngay sau BĐQ là chiến xa, nên rất dễ nhận diện đơn vị bạn.  Cả Chi Đoàn 1/8 CX và BĐQ đều rút về vị trí cũ.

 

            Đại Tá Đồng ra lệnh cho tôi mở đường máu mà đi:

            -Không khai triển đội h́nh tác chiến.

            -Nếu đứa em nào bị rớt th́ bỏ lại.

-Cố bảo toàn lực lượng, qua bên kia đèo gặp Đại Tá Tây để yểm trợ 12 chiếc hỏa tiễn TOW.

Quan sát quang cảnh của chiến trường, tôi nhận thức ngay chiến đoàn di tản đang rơi vào một t́nh trạng cực kỳ nguy hiểm.  Trước t́nh thế cấp bách như vậy, tôi nghĩ ngay là không thể nào đưa hết vợ con tôi vào trong pháo tháp v́ nếu chiến xa bị bắn, vợ con tôi sẽ chết hết.  Tôi mật lệnh cho Trung Úy Đ́nh, Chi Đoàn Phó tăng cường thêm 3 chiến xa M48 để hộ tống chiếc M113 chở vợ con tôi và đoàn Thiết Xa M548 chợ gia đ́nh binh sĩ.  Chiến xa của Trung Úy Đ́nh có gắn lưỡi xẻng, có thể ban đất, lấp hầm hố làm đường cho các xe khác qua được.  Tôi nói thêm:

            -Kể từ giờ phút này, anh chỉ trực tiếp theo lệnh tôi.  Nếu tôi qua được, gọi là phải theo ngay, bất chấp lệnh khác của bất kỳ ai.

 

Tôi gọi các chi đội trưởng:  Trên đường đi, nếu các anh gọi mà không thấy tôi trả lời, cứ làm theo sự hướng dẫn của anh chi đội trưởng đi đầu, Thiếu Úy Liêm (Thiếu Úy Liêm là con chim đầu đàn trong Chi Đoàn, anh ta là cháu của Chuẩn Tướng Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh).  Tôi nói như vậy, v́ sợ lẽ tôi có bị ǵ không lên tiếng được, đơn vị sẽ không bị rối loạn.

 

            Khi Chi Đoàn vừa qua bên kia sông chưa đầy 1 km th́ địch tấn công tứ phía bằng đủ loại vũ khí, đại bác 75 ly không giật, B40, B41, thượng liên, đại liên….Chúng tôi xử dụng đại bác ít kiến hiệu v́ trên xe chất đầy lính BĐQ của LĐ 7 nên hầu hết chỉ nhờ vào đại liên 50 và súng cá nhân của lính BĐQ.  Đi được khoảng 2 km th́ xe chỉ huy của tôi bị một viên đại bác 75 ly vào đầu xe.  Nhờ cái đầu chiến xa cong như cái mu rùa nên nó trượt đi, hơn nữa thép ở đó dầy gần 2 tấc, nhưng sức mạnh của của viên đạn làm chiến xa giật lùi lại và bất động.  Lính BĐQ tùng thiết rớt như sung rụng.  Tôi bảo tài xế cố gắng đề máy, sau vài lần may mà máy nổ lại.  Trung Tá Phúc bảo:

            -Anh Đông coi lại có bị thương không?  Mặt anh đầy máu.

            Khi gần tới chân đèo Tona, tôi nghe anh chi đội trưởng đi đầu gọi:

            -“Nhật Quang” by pass bên mặt.

            Khi tới nơi, xuống by pass th́ thấy một đàn em của tôi nằm dưới cái cầu sập.  Tôi thắc mắc tại sao nó không nghe theo lệnh. 

            Sau này về tới Nha Trang, tôi gặp lại anh Thiếu Úy chi đội trưởng đi xe đó cho biết có nghe lệnh, nhưng v́ anh tài xế bị một viên thượng liên từ trên triền núi bắn xuống trúng ngay đầu, nên xe cứ tiếp tục chạy.

            Khi tôi qua tới bên kia đèo, Chi Đoàn (-) của tôi c̣n lại 7 chiếc (1 chiếc sập cầu, 3 chiếc bị rơi lại phía sau).  Lính tráng chết và bị thương c̣n bám được trên xe khá nhiều.

            Tôi gặp lại Đại Tá Tây và 12 chiếc xe Jeep gắn hỏa tiễn TOW tại đó.  Ông ta đi qua đèo từ hôm qua nên trót lọt. 

            Tôi có liên lạc với Trung Úy Đ́nh mà không được v́ bức chắn song của đèo Tona.  Cuối cùng, tôi bảo: 

            -Nếu anh nghe được tôi, th́ bấm máy 3 cái để trả lời tôi.

            -Cũng im lặng.

Quá tuyệt vọng, nhưng tôi vẫn cố gắng:

            -Nếu anh nghe được tôi th́ nói với Đại Tá Đồng:  Yêu cầu dội bom napalm cả 2 bên đường.

            -Nếu không, huy động hết các đơn vị Thiết Giáp c̣n lại dàn đội h́nh tử chiến với chúng.

            -Thứ ba, tôi nghẹn lời không nói được (Thứ ba: Anh cho lùi lại về một làng Thượng nào gần đó, thả vợ con tôi và các bao gạo, sữa xuống.  Việc này tôi đă chuẩn bị trước khi di tản).  May ra vài chục năm sau c̣n có ngày tái ngộ. 

Đêm đó ngồi trong pháo tháp xe, tôi vừa khóc vừa cầu nguyện:

 

“Vinh danh thiên Chúa trên các tầng trời

B́nh an dưới thế cho người thiện tâm.”

 

Đại Tá Tây ngồi bên cạnh tôi.  Lúc ấy có một ông Sĩ Quan tới báo cáo việc ǵ đó.  Ông ra dấu bảo im lặng v́ tôn trọng sự đau khổ của tôi.  Từ khi vào lính, đây là lần đầu tiên tôi khóc.

(Trong khoảng thời gian này, tôi nghĩ Đại Tá Tây cho lệnh hộ tống đoàn hỏa tiễn TOW đi trước.)

 

            Trước khi di chuyển, chúng tôi chôn vội các quân nhân tử trận.  Người bị thương khá nhiều.  Đại bác xe tôi cũng được dùng làm cần treo mấy chai “serum”.  Không c̣n thảm cảnh nào hơn.

            Tôi quá đau ḷng, v́ biết rằng trong hoàn cảnh đó, vợ con tôi không thể nào sống sót được. Chi Đoàn và Liên Đoàn 7 BĐQ phải tiếp tục cuộc hành tŕnh suốt cả đêm, dự kiến sẽ ra Tuy Ḥa.

            Khoảng 2 giờ đêm hôm đó chúng tôi tiến gần quận Phú Túc, Đại Tá Tây liên lạc với bên Tỉnh, họ bảo Chi Khu c̣n do bạn kiểm soát.  Gần đến Đại Tá Tây nói: ḿnh tạm vào đây để nghỉ ngơi một chút.  Tôi tŕnh bầy với ông ta: Ban đêm mà Thiết Giáp đi vào ṿng đai pḥng thủ của họ rất bất tiện, nếu không phải là bạn th́ càng nguy hiểm.  Đại Tá Tây liên lạc lại một lần nữa, họ xác nhận, cách đây 1 tiếng, giới chức đó c̣n có mặt tại quận.  Chúng tôi vào, vừa lọt vào trong th́ chạm địch, hai bên bắn nhau, vừa bắn vừa rút ra ngoài.

            Trong đêm tối, có một chiến xa băng qua một đầm lầy mà anh ta cứ tưởng là ruộng khô.  Tôi cố gắng kéo xe lên, nhưng không thể tới gần được.  Càng kéo, xe càng lún sâu xuống.  Tôi xin lệnh Đại Tá Tây để phá hủy.

            Mờ sáng hôm sau, chúng tôi rút về ngọn đồi phía Nam “đồn VC”.  Chi Đoàn bố trí hàng ngang bên kia triền đồi.  Tôi cho lệnh 2 M48 và một Trung Đội BĐQ giả cách di chuyển trên đường cách đồn khoảng 500 mét và dặn các trưởng xa, tài xế nhận dạng mục tiêu.  Từ bên trong “đồn VC” và các công sự pḥng thủ bên ngoài thi nhau nhả đạn.  Tôi gọi mấy đứa em trở về.

            Chúng tôi áp dụng chiến thuật trận địa chiến, căng hàng ngang tiến vào dùng hỏa lực tối đa và xích chiến xa dẫm nát mục tiêu.  Nh́n lại, không c̣n súng bắn trả…chúng tôi bọc theo triền đồi qua khu vực đó.

            Đến một cánh rừng kia th́ trời đă sáng, chúng tôi gặp đơn vị bạn trách nhiệm an ninh lộ tŕnh.  Đó là Thiết Đoàn Kỵ Binh và Trung Đoàn Bộ Binh (tôi không tiện nêu danh số).  Tới chiếc M113 chỉ huy, tôi gặp ông Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng.  Mặc dù tôi không thuộc quyền chỉ huy của ông ta, nhưng tôi tôn trọng v́ ông ta là Sĩ Quan Thiết Giáp cao cấp nhứt tại đó.  Tôi lễ độ bước xuống xe, tới chào và báo cáo cho ông ta biết t́nh h́nh phía sau.  Ông ta ngồi trên cửa vuông M113,  bên cạnh là một người đẹp nóng bỏng.  Cạnh cô ta là ông Đại Tá Trung Đoàn Trưởng BB.  Ông ta không thèm xuống xe nói chuyện với tôi mà phán:

            -Tôi thấy t́nh h́nh không có ǵ đáng kể, sao các anh hốt hoảng vậy. 

Tôi hiểu là ông ta muốn “xưng hùng” với người đẹp.  Tôi cười trả lời:  Cái đó tùy nơi nhận thức của Trung Tá.  Tôi với Đại Tá Tây đă đi qua, thấy sao tôi nói vậy.  Ông ta tiếp:

            -Chiến trường ở đây, nếu so với ngoài Quảng Trị th́ không thấm vào đâu cả.  Tôi nói:

            -Xin lỗi Trung Tá.  Rừng nào cọp nấy.  Tôi nghĩ nếu nói về rừng núi Tây Nguyên th́ vết xích tôi có lẽ dẫm nhiều hơn Trung Tá….

Chưa hết đâu.  Lúc đó tôi đang cầm khẩu AR15/M18 có gắn ông phóng, hệ thống hăm thanh và máy nhắm nữa.  Ông Đại Tá Bộ Binh bèn nói:

            -Anh có khẩu súng đẹp quá, nhưng cấp bực anh mà về thành phố không xử dụng được đâu.  Cho tôi đi.  Tôi đáp:

            -Đại Tá nói ǵ tôi không hiểu.  Tôi chỉ vào cây súng và bảo ông ta:

            -Đại Tá hỏi nó, nếu nó bằng ḷng, tôi đưa ngay.

Lên xe, tôi với Đại Tá Tây nh́n nhau cười….

 

            Trên đường đi cũng khá gay go, nhưng đáng kể nhứt là việc giải tỏa một đoạn đường đôc đạo bị tắc nghẹn, mở lối cho mấy mươi vạn sinh linh đi t́m sự sống. 

            Khi đến một vùng đồi núi rộng lớn, cũng gần tới quận Củng Sơn (Tùy Ḥa) th́ gặp một rừng người tị nạn, ước lượng khoảng 50 ngàn người.  Không biết họ có mặt tại đây từ bao giờ, có lẽ từ khi QĐII cho lệnh di tản gia đ́nh binh sĩ.  Tự dung phía trước dừng lại khá lâu.  Tôi hỏi anh chi đội trưởng đi đầu.  Anh ta đáp:

            -“Nhật Quang” tôi đang gặp trở ngại.  Không giải quyết được.  Tôi trả lời:

            -Anh nhờ ông “mai bạc” đi với anh đó (Thiếu Tá Hoàng Đ́nh Đốc, Tiểu Đoàn Trưởng BĐQ) giải quyết dùm.

            -Ông ta cũng bó tay. “Nhật Quang” xuống đây xem. 

Đại Tá Tây hỏi tôi việc ǵ.  Tôi trả lời: Chưa rơ.  Thiếu Tá Đốc cũng không giải quyết được.

Tôi đi đến nới, nh́n xuống, tôi thấy một đường độc đạo, hẹp, dốc đứng từ trên triền núi đổ xuống. Xuống chừng 10 mét là một cánh cung, lưng cong chữ “C” nhô ra bờ vực sâu thăm thẳm.  Đúng ngay chỗ ấy, 1 chiếc GMC (xe 10 bánh) nằm vắt ngang, 1/3 nằm chắn đường, 2/3 trên bờ bực. 

Tôi hỏi Thiếu Tá Đốc:  Sao anh không huy động vài mươi lính đẩy nó xuống.  Thiếu Tá Đốc trả lời:  Vô Phương, v́ khung và bánh xe máng vào một tảng đá lớn.  Xây qua anh tài xế chiến xa, tôi hỏi:  Anh không cố gắng đẩy nó được sao?  Mặt anh c̣n tái xanh, mồ hôi đầy trán trả lời:  Thưa Thiếu Tá, em đă cố gắng nhiều lần, đều trượt, xe em nhiều lần suưt rơi xuống hố sâu nên em không dám xuống nữa.  Tôi hỏi anh ta:

            -Bây giờ, nếu tôi đi với anh, anh dám xuống không?

            -Nếu Thiếu Tá cùng đi, em dám chứ.

Tôi cho lệnh quay ṇng đại bác về sau và cho nhân viên xa đội xuống hết.  Xây qua Đại Tá Tây:

            -Đại Tá có thể giúp tôi một việc được không?

            -Sao không.  Việc ǵ?

Tôi chỉ xuống đường dốc đứng khoảng hơn 200 mét và nói:  Đường hẹp chỉ vừa đủ ḿnh xe đi qua, người di tản đông như kiến cỏ.  Nếu chiến xa tôi lao ḿnh xuống th́ một sự kinh hoàng khủng khiếp đến rơn người chưa từng thầy trong lịch sử sẽ xẩy ra….Xin Đại Tá cho lính BĐQ xuống dọn sạch con đường dốc cứ 2, 3 mét một anh, yêu cầu dân trèo hết lên triền núi, nếu cần th́ bắn chỉ thiên, họ có chửi cũng đành chịu.

            Đường sạch người dân rồi, tôi trèo lên xe ngồi ngay sau anh tài xế rồi nói: 

            -Anh yên tâm, tôi ngồi đây, nếu xe lọt hố, tôi chết trước, anh không sao đâu.  Bây giờ anh chỉ nghe và làm theo bàn tay tôi chỉ.  Đừng nh́n chiếc xe GMC, mặc kệ nó.  Anh chỉ nh́n vào vách núi bên trái.

            -Giữ bên trái, sát vào vách núi.

            -Từ từ xuống, thẳng, tới một chút.

            -Lùi lại, tới, thắng.

            -Nhúc nhích tay lái, thắng, lùi lại.  Lúc đó chiến xa muốn trèo lên xe GMC kia.

            -Từ từ xuống, thắng, tôi ráng chỉ anh tài xế làm mấy lần mà không được.  Đầu chiến xa cứ cưỡi lên xe GMC.  Chợt tôi nh́n thấy cái móc kéo xe trước đầu chiến xa, nó cũng ngang tầm với cái cảng xe GMC.  Tôi bảo anh tài xế chiến xa:

            -Giữ hết sang trái, vào vách núi, từ từ xuống.  Kỳ này cái móc chạm vào cảng xe GMC.  Tôi bảo anh tài xế chiến xa nhúc nhích xe một chút.  Khi thấy nó chạm vào phần dưới của cảng xe GMC là tôi ra dấu đẩy.  Chiếc xe GMC từ từ lột xuống hố và chiếc chiến xa tôi đang -oôm sát vách núi lao ḿnh như con ngựa chứng xuống đèo.  Nếu c̣n ai trên đường, tôi nhắm mắt lại, không dám nghĩ tới.

            Tiếng vỗ tay vang lừng cả một góc chân đèo.  Nó là phần thưởng lớn nhất trong đời lính của tôi.  Tôi được ẩn thưởng bội tinh với nhành thiên tuế của trời trao ban.

            Trong đời binh nghiệp của tôi, tôi chưa hề thắng trận lớn, không giêt được nhiều địch quân, nhưng lần này làm cho tôi mát ruột mát gan.  V́ nếu tôi không dám thí mạng sống ḿnh th́ biết bao nhiêu người, bao nhiêu trẻ con (hàng ngàn) phải chết đói, chết khát tại đó.  Tôi nghe nói có người phải đổi lấy 1 lượng vàng để lấy một chai nước.

            Thủa xưa, khi c̣n làm thầy giáo, tôi dậy học tṛ hai câu thơ:

 

Dẫu xây chín đợt phù đồ,

Chưa bằng phúc cứu cho một người.

 

Bây giờ chính là lúc tôi thực hành bài học đó.

 

-o O o-

 

            Tôi không biết phía sau Đại Tá Nguyễn Văn Đồng đă điều động mấy Chi Đoàn Thiết Giáp c̣n lại như thế nào mà không có chiếc nào qua được, bao gồm BTL/Lữ Đoàn, Thiết Đoàn 21 Chiến Xa với 2 Chi Đoàn, Thiết Đoàn 3 Ky Binh (-) và 1 Chi Đoàn Chiến Xa M41 của Thiết Đoàn 8 Ky Binh. 

 

            Cuối cùng 2 ông Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 21 CX, Trung Tá Nguyễn Cung Vinh và Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh, Thiếu Tá Nguyễn Văn Triết phải bỏ xe chạy bộ lội qua sông.  Trung Tá Nguyễn Cung Vinh đuối sức bị chết ch́m.

            Có tin đồn Đại Tá Nguyễn Văn Đồng theo Việt Cộng?

 

-o O o-

 

            Khi Chi Đoàn tôi qua sông rồi, một chiến xa của Chi Đoàn khác đi qua làm sập cầu, lưu thông bị tác nghẽn, phía sau trở nên hỗn loạn.

 

            Phần 4 chiếc Chiến Xa M48 do Trung Úy Đ́nh chỉ huy trách nhiệm hộ tống chiếc M113 chở vợ con tôi và đoàn Thiết Xa chở gia đ́nh binh sĩ của Chi Đoàn chạm địch nặng rồi thất lạc nhau.  Chiếc M113 chở gia đ́nh tôi bị B41 bắn vào pháo tháp, Trung Sĩ I Thiệu (Cha đỡ đầu của con tôi - Bằng Phong) trưởng xa, ngồi trong pháo tháp xử dụng cây đại liên 50, chết ngay tại chỗ. Vỏ đạn và khói súng cộng mảnh thép vụn rơi xuống phỏng cả vợ con tôi.  Hầu như nhân viên xa đội đều chết chỉ c̣n lại anh Binh 2 Ḥa, người Xă Phương Ḥa (Kontum) c̣n sống sót nhưng bị gẫy tay, không thuốc men, tuần sau gặp lại nhau, tay anh ta mưng mủ và có gịi.

            Vợ con tôi và bà chị  cùng với một đứa con ḅ ra cửa vuông, ráng lết vào rừng, không ăn, không uống vẫn cương quyết nhất dạ đi t́m chồng mà thật sự không biết chồng ḿnh đang ở đâu? Và tin tưởng là tôi sẽ trở lại cứu.  V́ trong quá tŕnh tôi không bao giờ bỏ vợ con tôi trong những hoàn cảnh hiểm nguy.  Một điều may mắn là chiếc M113 này lại chạy bằng dầu cặn (Diesel) nên không bùng cháy lên ngay (hầu hết xe M113 đều chạy bằng xăng).

            Theo lời mẹ Nhung (vợ tôi) kể lại, bà ta 4 đứa con, đứa bé nhất Bằng Phong mới sinh chưa đầy 3 tuần lễ, sức khoẻ bà rất yếu, ở nhà đi đứng c̣n phải vịn tường v́ khi sinh con bà bị làm băng. Vậy mà bà phải bồng con sơ sinh dắt theo 3 đứa khác mà lết đi, hết cḥm núi này qua ngọn đồi kia liên tiếp trong 3 ngày đêm, không một miếng ăn, không một giọt nước uống, trong cảnh màn trời chiếu đất.  Ngày th́ nóng gay gắt, không khí đă khó thở lại càng nghẹt thêm mùi khói súng và mùi tử khí.  Ban đêm th́ nặng nề, u uất.

            Người ta thường bảo:  Mẹ nuôi con bằng bầu sữa mẹ, bằng mồ hôi và nước mắt.  Mẹ Nhung không chỉ nuôi con bằng sữa mẹ mà c̣n tái sinh con bằng máu, nước mắt và cả bằng nước tiểu nữa.  Đây không phải là lối nói ẩn dụ hay dùng mỹ từ trong văn chương mà chính là một hiện thực.  Một sự thật tàn nhẫn, nghiệt ngă, đứt ruột bầm gan trong cảnh hoang tàn, giết chóc man rợ của chiến tranh.  Tôi nghĩ sự thật này đáng được đưa vào lịch sử loài người về t́nh mẹ.

            Mọi người đều kiệt sức, ṃn mỏi chỉ c̣n chờ chết.  Ở ngày thứ hai, các con chia nhau bằng nước tiểu của mẹ của chúng.  Đến ngày thứ ba, nước tiểu cũng không c̣n.  Bà phà từng hơi thở cho các con, mớm nước bọt cho con, cuối cùng rồi cũng cạn kiệt.  Các con nói: “Mẹ cho con một giọt nước tiểu, rồi con chết cũng được.  Mẹ Nhung khóc, nước mắt chan ḥa với máu để cho các con liếm và cầu nguyện.

 

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,

Và b́nh an dưới thế cho người thiện tâm.”

 

Và, nếu không thể được, xin Chúa cất chúng con đi.  Rồi th́ tất cả lịm dần….Đó đây đầy xác người….Ôi! ḱa một đứa bé sơ sinh đang nghẻo đầu, miệng c̣n ngậm bầu vú cạn sữa trên xác mẹ.  Đằng kia một đám người đang oằn oại rên la.  Mùi thuốc súng, bom đạn, mùi tử khí nồng nặc tanh tưởi, cùng nhau xô đẩy con người vào cạnh tuyệt vọng, vào cái chết.  Gần đó có một anh lính BĐQ gom vợ và 2 đứa con lại rồi định mở chốt lựu đạn để tự hủy ḿnh và gia đ́nh.  Mẹ Nhung bảo:

            -Xin anh chờ tôi đưa các con tôi ra xa một chút. 

Thoáng chốc “Đùng” một tiếng.  Cái chết của anh đă làm rạng danh ư chí bất khuất của người lính VNCH:  “Thà làm qủy nước Nam c̣n hơn làm công dân Cộng Sản”.  Và, anh cũng không muốn vợ con anh phải sống dưới một chế độ bạo tàn, không có tính người.  Nhưng đó lại là h́nh ảnh “quang vinh” của những anh hùng cách mạng của “bác hồ kính yêu” vị cha già của CSVN đă yêu thương!!! đồng bào ruột thịt miền Nam.

            Đêm đó trời không mưa như lời cầu nguyện, nhưng có sương mù dầy đặc, sương đêm mát lạnh đă phục hồi sức sống…để, sáng hôm sau, bà và các con ḅ xuống chân núi và gặp lại gia đ́nh đến giải cứu.

 

-o O o-

 

Giờ tôi xin trở lại con đường máu:

 

            Gần tới quận Củng Sơn, tôi phạm phải một sai lầm: làm sập một chiếc cầu nhỏ  khiến đoàn lữ hành phía sau phải mất vài tiếng đồng hồ để làm “by pass” vượt qua.

            Chiếc cầu này dài khoảng 10 mét, dĩ nhiên là trọng tải không đủ sức chịu cho Chiến Xa M48 đi qua.  Tôi lội xuống ruộng, đi thám sát dọc theo con rạch nhỏ.  Không chỗ nào có thể vượt qua được.  Đứng dưới gầm cầu nh́n lên thấy toàn bộ lót bằng thép chữ “U”, cách khoảng 1 mét và bệ cầu đúc bằng bê tông (concrete).

            Tôi cho Chi Đoàn đi qua.  Cả 5 chiếc đều lọt.  Tới chiếc thứ 6, anh tài xế này run.  Khi tới giữa cầu khựng lại, cầu sập.  V́ cầu ngắn, rất khó kéo lên, phải 3 kéo 1.  Tới quận Củng Sơn, chúng tôi vào “dinh ông Quận”.  Trước khi vào tắm rửa Đại Tá Tây bảo anh cận vệ lấy quần áo của ông ta cho tôi thay, v́ quần áo tôi dính đầy bùn śnh khi kéo xe.  Tôi bảo anh ta kiếm lưỡi lam gỡ bớt 2 bông mai trắng ra.  Đại Tá Tây bảo:

            -Đâu được, tôi làm Đại Tá mà lột xuống làm Thiếu Tá sao?

            -Anh cứ mang lon Đại Tá đi, càng tốt.

Tôi đang thay quần áo th́ Đại Tá Tây gơ cửa, ghé vào nói nhỏ:

            -Anh đừng cho quận Hiếu biết chuyện phía sau.  Họ biết được sẽ bỏ đi hết, ḿnh không c̣n tai mắt.  Ra ngoài, tôi gặp Đại Tá Ủy, Chỉ Huy Trưởng BCH ở đây.  Tôi chào ông ta và xin lỗi v́ mang lon Đại Tá bất đắc dĩ.  Ông ta cười.

           

            Nghỉ ngơi một chút, rồi chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành tŕnh.  Lên xe Trung Sĩ Dũng, trưởng xa bảo tôi:

            -Lính ĐPQ ở đây nó bảo: Cái ông Thiếu Tá Thiết Giáp đó sao lên lon nhanh như vậy?  Mới tới đây là Thiếu Tá bây giờ đă là Đại Tá rồi.

            Chúng tôi cùng với đoàn người di tản tới bờ sông Ba?  Sông rộng gần 100 mét.  Trên đường đi cũng có nhiều thảm cảnh xẩy ra trước mắt.  Con chết, cha chết, mẹ bơ vơ, vợ mất chồng….

Tôi gặp một đoàn nữ tu của ḍng Phú Xuân (Pleiku).  Tôi bảo họ rằng nếu có thể được hăy làm cho trang phục “xấu xí” đi trước cảnh hỗn quân, hỗn quan này.

 

            Tôi xuống xe lội qua sông để thăm ḍ, có 4, 5 anh lính BĐQ theo cận vệ.  Lính tôi không xuống bảo vệ tôi được, v́ xe nào cũng chỉ vỏn vẹn có 4 người.

            Phải nói mấy anh lính BĐQ của LĐ7 rất quí mến và lo lắng nhiều cho tôi.  Họ quơ quào đâu đó được trái cây tươi, quả trứng…lo cho Đại Tá Tây th́ cũng lo chăm sóc cho tôi.  Đó là t́nh huynh đệ chi binh.

            Sau khi thăm ḍ, tôi trở lại báo cáo với Đại Tá Tây là Chiến Xa có thể qua được v́ chỗ sau nhứt chỉ gần hông tôi mà ḷng sông là cát sỏi. 

            Chúng tôi chuẩn bị, vượt qua th́ có lệnh cấm của BCH Tiền Phương.  Lư do sợ Chiến Xa sẽ phá hủy đập Đồng Cam trên đường đi, gây lụt lội, tiêu hủy mùa màng và trở ngại nặng cho cuộc triệt thoái.

            Chúng tôi quay trở lại quận Củng Sơn, tôi nh́n trên bản đồ hành quân thấy phía Đông Củng Sơn là con sông Cùng Thủy, rồi Cùng Cốc, cùng ǵ đó nữa….

            Tôi lại nghĩ tới chuyện xưa thời Tam Quốc,  Bàng Thống (Đệ Nhị Quân Sư của Lưu Bị) danh xưng là Phụng Sồ, đi vào Lạc Phụng Ba rồi tử trận.  Hay đây cũng là đường cùng của chúng tôi chăng?  Đêm đó Đại Tá Tây mời tôi vào lều của ông ta để nói chuyện riêng.  Chỉ có 2 người.

            -Tôi rất qúy trọng và thương mến anh nên nói riêng cho anh biết.  Ngày mai tôi lên trực thăng về Tuy Ḥa.  Tôi muốn anh cùng đi với tôi.  Tôi trả lời:

            -Đại Tá đi th́ dễ rồi, nhưng tôi c̣n kẹt.

Thực ra BCH Tiền Phương có kế hoạch bốc cấp chỉ huy đi để bảo toàn lực lượng xét ra cũng hợp lư, v́ Liên Đoàn 7 BĐQ đă hoàn toàn bị phân tán.  Hai Tiểu Đoàn ở Chư Kara, Tây Nam Pleiku phải đi bộ từ hôm 16 tháng 3 chắc cũng không c̣n đội ngũ khi qua vùng Tona, Phú Bổn.  Mười hai chiếc hỏa tiễn TOW đă đi qua trước rồi, hiện tại chỉ c̣n khoảng 60 người bên cạnh Đại Tá Tây thôi.

            -Anh Đông, theo lệnh QĐII, tôi với anh ra Tuy Ḥa chớ không có trách nhiệm ǵ ở Củng Sơn này.

            Ngồi trên trực thăng, ông ta bảo phi công chờ tôi, nhưng tôi khoát tay bảo bay đi.

 

Khoảng 1 giờ sau th́ Chi Đoàn 3/3 Thiết Kỵ do Đại Úy Hội chỉ huy cũng vừa tới.  Đây là Chi Đoàn cũ do tôi chỉ huy trước kia.  Tôi tŕnh với Đại Tá Ủy:

            -Bây giờ tôi không c̣n đủ nhân sự để điều khiển 5 Chiến Xa M48 này; vả lại có lệnh cấm không đi nữa được.  Hiện đang được bố trí trong hệ thống pḥng thủ quận.  Đề nghị bàn giao cho họ, chúng tôi sẽ hướng dẫn họ xử dụng vũ khí và phá hủy xe, khi cần….Tôi sẽ lên Chi Đoàn 3/3 để đánh ra ngoài.  Đại Tá Ủy đồng ư.

            Trên đường đi, chúng tôi chạm địch 3 lần, có lần không quân bạn yểm trợ đánh bom cách xe tôi chưa đầy 100 mét.  Dĩ nhiên là chúng tôi điều động trong rừng chớ không di chuyển trên lộ.

            Về đến Tuy Ḥa, th́ đă vào đêm, Chi Đoàn được lệnh bố trí tại sân vận động tỉnh.  Tôi đi nhờ chiếc xe lam của dân sự để vào dinh Tỉnh Trưởng với tâm huyết là tŕnh cho Đại Tá Vũ Quốc Gia, Tỉnh Trưởng, cũng là bố vợ của Trung Tá Nguyễn Cung Vinh, Thiết Đoàn Trưởng của tôi để ông có thể cho tôi theo trực thăng trở lại vùng đèo Tona hy vọng t́m được con rể ông ta và vợ con tôi.  Nhưng Đại Tá Gia không đồng ư.  Lúc đó tôi gặp lại Đại Tá Tây tại đó.  Ông ta mừng rỡ và bảo tôi ăn ngủ tại đó; nhưng tôi từ chối ra về với Chi Đoàn 3/3 TK.

 

            Khi tôi về tới Nha Trang, một buổi sáng tôi vào BTL/QK2 với mục đích t́m coi có gặp anh phi công trực thăng nào có đi công tác về hướng Phú Bổn th́ xin tháp tùng để t́m kiếm vợ con tôi.

Khi đi ngang qua pḥng Tư Lệnh, cửa pḥng không đóng, Thiếu Tướng Phú, Tư Lệnh QĐII/QK2 đang ngồi trên sô pha.  Thấy tôi ông vẫy tay nói:  Thiết Giáp vào đây.  “Toi” là Sĩ Quan Thiết Giáp cao cấp nhất lọt tới đây.  “Toi” đừng về Saigon.  Nay mai Mỹ sẽ chở tới Nha Trang một Thiết Đoàn Chiến Xa M48, “moi” sẽ bổ nhiệm “toi” làm Thiết Đoàn Trưởng.  Thiếu Tướng Phú biết tôi v́ ngay từ khi về nhậm chức Tư Lênh QĐII, ông có đến thăm Chi Đoàn tôi tại căn cứ 801.

            Cùng lúc đó, không khí ở Nha Trang cũng trở nên rộn rịp v́ có tin phái đoàn Tổng, Bộ Trưởng từ Saigon ra thăm và họp với Tướng Phú để thực hiện kế hoạch tái định cư cho dân di tản thuộc 3 tỉnh Pleiku, Kontum và Phú Bổn từ chân đèo Rù Ŕ trở về phía Nam (tức từ vĩ tuyến 13 về Nam).

            Thiệt là điều đáng buồn và bẽ bàng cho miền Nam VNCH, từ Tổng Thống tới hàng Tướng lănh đều bị Mỹ lừa gạt và bán đứng cho Cộng Sản, bán đứng máu xương của hàng triệu quân nhân, cán chính và thường dân vô tội, bán đứng quê hương, tổ quốc Việt Nam.  Cộng thêm vào đó, hơn 50 ngàn binh sĩ Mỹ v́ chiến đấu anh dũng để bảo vệ tự do phải chết trong thảm bại nhục nhằn.  Phần lớn là do bạn ma đầu chính trị, ăn trên ngồi trước ở điện Capitol để ngày hôm nay Trung Cộng làm chủ biển Đông, coi Thái B́nh Dương là ao nhà của họ.

            Nhưng có một người không lầm mà rất sáng suốt, người đó là Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận, thời điểm bấy giờ là Giám Mục địa phận Nha Trang.

            Một hôm, tôi ra ăn cơm ngoài phố Nha Trang.  Từ phía bàn ngoài, họ nói chuyện với nhau mà không thấy tôi.  Anh này bảo:

            -Kỳ này Thiết Giáp Pleiku bị thiệt hại nặng, mấy ông lớn đều chết hết.  Anh kia căi lại:

            -Không phải vậy.  Nghe nói Thiếu Tá Đông lên M113 về Nha Trang, nhưng vợ con ông đều chết hết.  Anh kia căi:

            -Không, vợ con ông ta không chết, nhưng bị thương được một chiếc trực thăng cứu đưa về một bệnh viện Công Giáo ở Nha Trang.

Tôi tức tốc chạy đến Ṭa Giám Mục và gặp lại cha Phạm Thiên Trường (cha xứ Phú Bổn), cha Trương Kim Hương (tuyên úy Sư Đoàn 6 Không Quân và Lữ Đoàn 2 Ky Bịnh).  Sợ tôi đói, 2 cha nhờ cha quản lư dọn cơm cho tôi ăn và tṛ chuyện.  Cách đó một bàn, tôi thấy Đức cha Thuận đang tiếp chuyện với 2 vị linh mục đến xin phép di tản ra Hạm Đội 7, đang ở ngoài khơi, để qua Mỹ.

Đức cha bảo: “T́nh h́nh VN là không thể cứu văn được.  Tùy lương tâm các cha, nếu muốn tôi cho phép.  Phần tôi, tôi sẽ ở lại.

            Lúc ấy, ngài là Giám Mục địa phận Nha Trang đồng thời đảm nhận chức vụ Tổng Thư Kư hội Hồng Thập Tự Quốc Tế nên sự hiểu biết và tầm nh́n của Ngài có tầm vóc Thế Giới.  Biết được cảnh nước mất nhà tan, ngài chấp nhận ở lại với con chiên và dân tộc, chấp nhận tù đầy.  Bây giờ th́ Ngài đă về với Chúa.  Cha Trường cũng vậy.  Các vị Linh Mục kia c̣n sống hay không, tôi không biết.

            Tôi là nhân chứng c̣n sống nên thiết nghĩ phải ghi chép lại cho mọi người biết….

            Trước khi tôi từ giă, cha Tuyên Úy Trương Kim Hương trao cho tôi một b́ thơ có mấy mươi ngàn v́ biết tôi là một Chi Đoàn Trưởng nghèo.  Thật là lạ đời.

            Sau này khi tôi vào tù, tôi tự nghĩ sao hồi c̣n quyền thế không chịu làm ra tiền để giờ đây vợ con tôi phải đói khổ….

 

-o O o-

 

            Tôi ở lại Nha Trang một hai hôm ǵ đó.  Tôi t́m hết các trại tiếp cư nhưng không thấy h́nh bóng vợ con tôi đâu cả.

            Có một hôm, tôi mừng rỡ kêu to lên và chạy đến định ôm chầm lấy một thiếu phụ trẻ đang ẵm con và mấy đứa khác ngồi quanh…. Tất cả chỉ là vô vọng, nhưng không hiểu sao trong tâm linh tôi vẫn nghĩ vợ con tôi c̣n sống.

           

            Tôi đi xe đ̣ xuôi Nam, xem c̣n trại nào dọc đường không?  Đến Phan Rang, tôi gặp lại Chi Đoàn 3/3 TK và các Sĩ Quan của tôi trên đó.  Tôi lại lên xe M113.

            Dọc đường dân chúng ra vẫy tay chào.  Đến một thị trấn (tôi không nhớ tên) dân chúng ào ra hai bên đường, chận đoàn xe lại để tiếp tế nước và thức ăn.  Có một cô gái c̣n nhỏ với lên thành xe cho tôi hai củ khoai lang.  Tôi rơi nước mắt v́ cảm động cũng v́ tủi hổ v́ dân thương ḿnh như vậy mà ḿnh không bảo vệ được họ.

 

            Trên đường xuôi Nam, Chi Đoàn yểm trợ cho SVSQ trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt triệt thoái đến tận phi trường? nằm gần băi biển Đồ Dương.  Trước khi đến Đồ Dương, tất cả quân nhân di tản đều phải được giải giới để xuống tầu.  Riêng tôi và các Sĩ Quan chi đội trưởng được Trung Tướng Lâm Quang Thi, Chỉ Huy Trưởng trường cho phép lên máy bay Chinook về Saigon.

 

            Xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi gọi điện thoại về Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh.  Họ cho xe ra đón có Sự Vu Lệnh hành quân nên dọc đường không bị Quân Cảnh giải giới.

 

            Chúng tôi về Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp, quê nhà của Phù Đổng Thiên Vương với đầy đủ Sĩ Quan Chi Đội Trưởng, trang bị súng ống, áo giáp, mũ sắt 2 lớp, bản đồ, địa bàn….Tất cả đầy đủ phong độ của một Sĩ Quan Kỵ Binh Thiết Giáp.  Vào tŕnh diện Đại Tá Thẩm Nghĩa Bôi, Chỉ Huy Phó BCH/TGB, ông ôm choàng lấy chúng tôi, đón nhận những đứa con từ chốn núi rừng xa xôi, lâu ngày mới trở về thăm quê cha đất tổ.

 

            Tôi ở lại BCH/TG ít hôm.  Trong thời gian đó, tôi đi ra Vũng Tầu t́m các trại tị nạn ở đó, cũng không thấy tăm hơi vợ con tôi.  C̣n một trại nữa, tôi chưa đi được là ở đảo Phú Quốc th́ miền Nam VNCH đă lọt vào tay bọn Cộng Sản Miền Bắc VN do tên VC nằm vùng Dương Văn Minh.

 

            Khoảng 2 tuần lễ, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi mới biết được tin nhau c̣n sống.  Mẹ Nhung (vợ tôi) bồng bế các con lặn lội vào Saigon thăm chồng (v́ tôi đang ở trong t́nh trạng bị giam lỏng).  Không ng̣i bút nào có thể tả xiết được sự xúc động, nức nở nghẹn ngào trong cảnh đoàn tụ của những người từ cơi chết trở về.

“Tưởng như đă chết, nay sống lại

Tưởng như đă mất, nay lại c̣n.”

 

            Nhưng…. những ṿng tay chưa siết chặt đă phải buông thơng, ră rời.  Những giọt nước mắt hạnh phúc chưa kịp chan ḥa th́ đă tắt đi để thay vào đó những ḍng lệ khổ đau tiễn đưa chồng, cha vào chốn lao tù Cộng Sản Việt Nam.

 

Có đi không hẹn ngày về…

 

Florida, ngày 17 tháng 2 năm 2020

Kỷ niệm ngày tôi vừa tṛn 80 tuổi